Hãy trình bày những thông tin cơ bản về thể hịch.

Câu 3: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về thể hịch.

Bài Làm:

- Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, có tính chất cổ động, thuyết phục, thường dùng để kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. Cũng có khi hịch được dùng để hiểu dụ, răn dạy thần dân và người dưới quyền.

- Vốn xưa đó là những bài diễn thuyết quân sự gọi là "thệ". Từ "hịch" xuất hiện lần đầu thời Chiến quốc. Chữ "hịch" Hán văn nếu chiết tự ra thì có nghĩa là bài văn công khai (minh bạch chi văn) khắc vào gỗ để tuyên bố cùng mọi người. Hịch còn gọi là "lộ bố" nghĩa là bản văn để lộ, không phong, để cho mọi người cùng đọc. Đời Lí có bài “Phạt Tống lộ bố văn” của Lí Thường Kiệt ra đời trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075.

- Mục đích của hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm. Hịch đòi hỏi phải có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn đanh thép.

- Thông thường bài hịch kêu gọi đánh giặc có bốn phần chính.

+ Phần mở đầu có tính cách nêu vấn đề.

+ Phần thứ hai thường nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng.

+ Phần thứ ba thường nhận định tình hình để gây lòng căm thù giặc, phân tích phải trái để làm rõ đúng sai.

+ Phần kết thúc thường đề ra chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 kết nối Bài 3: Hịch tướng sĩ

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Hịch tướng sĩ” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

Xem lời giải

Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Trần Quốc Tuấn.

Xem lời giải

Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời của “Hịch tướng sĩ” và xác định tư tưởng chủ đạo của bài hịch.

Xem lời giải

Câu 5: Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả như thế nào?

Xem lời giải

Câu 2: Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua thái độ, hành động như thế nào? Vị chủ tướng tự nói lên nỗi lòng của mình sẽ có tác động ra sao đối với tướng sĩ?

Xem lời giải

Câu 3: Mối quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ là mối quan hệ theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ? Mối quan hệ ân tình ấy đã khích lệ điều gì ở tướng sĩ?

Xem lời giải

Câu 4: Hãy phân tích nghệ thuật lập luận ở đoạn từ “Nay ta chọn binh pháp … để các người biết bụng ta”.

Xem lời giải

Câu 5: Hãy khái quát nghệ thuật lập luận trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”.

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Chỉ ra đoạn văn phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ và chỉ ra cho họ thấy những thái độ, hành động đúng nên theo, cần làm. Phân tích nghệ thuật lập luận đặc sắc trong đoạn văn đó.

Xem lời giải

Câu 2: Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của tác giả được thể hiện trong bài “Hịch tướng sĩ”.

Xem lời giải

Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ tư duy hoặc một hình thức tương tự thể hiện hệ thống lập luận trong văn bản.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nêu những đặc điểm cơ bản của thể hịch. Lấy dẫn chứng từ “Hịch tướng sĩ” để làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản đó.

Xem lời giải

Câu 2: Nêu những thành công nghệ thuật chủ yếu của “Hịch tướng sĩ”.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.