TRẢ BÀI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu rõ được những yêu cầu đối việc viết bài văn
- Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, năng lực giao tiếp.
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối).
- Năng lực tiếp thu luyện kỹ năng sửa chữa lỗi trong bài kiểm tra của bản thân và của bạn.
3. Phẩm chất:
- Nghiêm túc chỉnh sửa những lỗi trong bài kiểm tra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- SGK
- Bài của học sinh, đề bài, hướng dẫn chấm – biểu điểm.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại kiến thức trong đề kiểm tra.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng khởi cho HS.
b. Nội dung: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
c. Sản phẩm: HS chuẩn bị kiến thức đã có trong đề kiểm tra
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ: Em đã xem lại phần kiến thức đã kiểm tra trong bài kiểm tra hôm trước chưa?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập thân để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Tiết học hôm nay sẽ nhận xét và chữa bài kiểm tra về viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhắc lại, khắc sâu yêu cầu của kiểu bài
a. Mục tiêu: Hiểu rõ được những yêu cầu của kiểu bài.
b. Nội dung: HS sử dụng bài làm, so sánh với đáp án GV đưa ra.
c. Sản phẩm học tập: HS so sánh bài làm với đáp án.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giúp HS củng cố, khắc sâu yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc, lắng nghe, rà soát bài viết của mình, tự rút ra ưu điểm và hạn chế trên từng yêu cầu cụ thể. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dựa vào mục Tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) để nêu ra một khung đánh giá chung è Ghi lên bảng. |
I. Yêu cầu 1. Yêu cầu đối với văn nghị luận · Về cấu trúc: gồm giải thích khái niệm – phân tích, bàn luận về vấn đề đặt ra – đánh giá, liên hệ thực tiễn và rút ra bài học cho bản thân. · Về hình thức: trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học theo bố cục 3 phần của một bài văn. · Về thao tác lập luận: 3 thao tác chính là giải thích, chứng minh và bình luận. 2. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) - Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận - Trình bày được sự phản đối đối với ý kiến cần bàn luận - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. |