Dạng bài tập Tính vận tốc, tốc độ, độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng

PHẦN CHƯƠNG II: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG

Dạng 1: Tính vận tốc, tốc độ, độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng

Bài tập 1: Một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B với vận tốc 40 km/h. Sau đó ô tô quay trở về A với tốc độ 60 km/h. Giả sử ô tô luôn chuyển động thẳng đều.

a) Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường đi và về.
b) Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường đi và về.

Bài tập 2: Một người bắt đầu cho xe máy chạy trên một đoạn đường thẳng: trong 10 giây đầu xe chạy được quãng đường 50 m, trong 10 giây tiếp theo xe chạy được 100 m. Tốc độ trung bình của xe máy trong 20 giây đầu tiên là bao nhiêu?

Bài tập 3: Hình 4.5 mô tả đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe, hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe.

Hình 4.5 mô tả đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe, hãy nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe.

Bài Làm:

Bài tập 1:

a) Tốc độ trung bình trên cả đoạn đường đi và về:

$v_{tb}=\frac{2AB}{t_{1}+t_{2}}=\frac{2AB}{\frac{AB}{v_{1}}+\frac{AB}{v_{2}}}=\frac{2v_{1}.v_{2}}{v_{1}+v_{2}}=\frac{2.40.60}{40+60}=48 km/h$

b) Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường đi và về:

$v_{tb}=\frac{d}{t_{1}+t_{2}}=\frac{0}{t_{1}+t_{2}}=0 km/h$

Bài tập 2:

Tốc độ trung bình của xe máy trong 20 giây đầu tiên:

$v_{tb}=\frac{s_{1}+s_{2}}{t_{1}+t_{2}}=\frac{150}{20}=7,5 m/s$

Bài tập 3:

Chuyển động của xe 1:

  • Trong khoảng thời gian từ 0 đến 1 h, xe chuyển động đều theo chiều dương với tốc độ $v=\frac{s}{\Delta t}=\frac{40-0}{1-0}$ = 20 km/h
  • Trong khoảng thời gian từ 1 h đến 2 h, xe đứng yên.
  • Trong khoảng thời gian từ 2 h đến 3 h, xe chuyển động đều theo chiều âm với tốc độ $v=\frac{s}{\Delta t}=\frac{40-0}{3-2}$ = 40 km/h

Chuyển động của xe 2: Trong khoảng thời gian từ 0 đến 2 h, xe chuyển động đều theo chiều âm với tốc độ $v=\frac{s}{\Delta t}=\frac{80-0}{2-0}$= 40 km/h

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Đề cương ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 1

PHẦN CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

Dạng: Tính các loại sai số và viết kết quả phép đo

Bài tập 1: Một vật có khối lượng m và thể tích V, có khối lượng riêng $\rho$ được xác định bằng công thức $\rho=\frac{m}{V}$. Biết sai số tương đối của m và V lần lượt là 12% và 5%. Hãy xác định sai số tương đối của $\rho$.

Bài tập 2: Một bánh xe có bán kính là R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là bao nhiêu?

Bài tập 3: Hình 3.1 thể hiện nhiệt kế đo nhiệt độ t1 ($^{\circ}C$) và t2 ($^{\circ}C$) của một dung dịch trước và sau khi đun. Hãy xác định và ghi kết quả độ tăng nhiệt độ t của dung dịch này.

Hình 3.1 thể hiện nhiệt kế đo nhiệt độ t1 (C) và t2 (C) của một dung dịch trước và sau khi đun. Hãy xác định và ghi kết quả độ tăng nhiệt độ t của dung dịch này.

Xem lời giải

Dạng 2: Tính vận tốc tổng hợp 

Bài tập 1: Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?

Bài tập 2: Một chiếc tàu chở hàng đang rời khỏi bến cảng để bắt đầu chuyến hải trình với tốc độ 15 hải lí/h. Hãy xác định tốc độ rời bến cảng của tàu so với cảng trong hai trường hợp sau:

a) Khi tàu rời cảng, nước chảy cùng chiều chuyển động của tàu với tốc độ 3 hải lí/h.
b) Khi tàu rời cảng, nước chảy ngược chiều chuyển động của tàu với tốc độ 2 hải lí/h.

Bài tập 3: Hai xe buýt xuất phát cùng lúc từ hai bến A và B cách nhau 40 km. Xe buýt xuất phát từ A đến B với tốc độ 30 km/h và xe buýt xuất phát từ B đến A với tốc độ 20 km/h. Giả sử hai xe buýt chuyển động thẳng đều.

a) Sau khi rời bến bao lâu thì hai xe gặp nhau trên đường?
b) Tính quãng đường của hai xe đã đi được khi hai xe gặp nhau.

Xem lời giải

PHẦN CHƯƠNG III: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

Dạng 1: Tính gia tốc, và các đại lượng khác trong chuyển động biến đổi đều

Bài tập 1: Một xe chuyển động chậm dần đều với tốc độ đầu 36 km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được 7,25 m. Tính quãng đường xe đi được trong giây thứ 8.

Bài tập 2: Tại hiện trường một vụ tai nạn trên đường quốc lộ ngoài đô thị, cảnh sát phát hiện vết trượt kéo dài 50 m. Qua các đo đạc trên mặt đường, cảnh sát kết luận gia tốc của ô tô trong quá trình giảm tốc có độ lớn 6,5 m/s$^{2}$. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 80 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không? Giả sử trong quá trình giảm tốc, ô tô chuyển động chậm dần đều.

Bài tập 3: Xét một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng. Tốc độ của xe máy tại mỗi thời điểm được ghi lại trong bảng dưới đây.

t (s)

0

5

10

15

20

25

30

v (m/s)

0

15

30

30

20

10

0

a) Vẽ đồ thị vận tốc thời gian của xe máy.

b) Nhận xét tính chất chuyển động của xe máy.

c) Xác định gia tốc của xe máy trong 10 s đầu tiên và trong 15 s cuối cùng.

d) Từ đồ thị vận tốc thời gian, tính quãng đường mà người này đã đi được sau 30 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.

Xem lời giải

Dạng 2: Chuyển động ném

Bài tập 1: Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy g = 9,8m/s$^{2}$, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.

Bài tập 2: Một chiếc máy bay muốn thả hàng tiếp tế cho những người leo núi đang bị cô lập. Máy bay đang bay ở độ cao 235 m so với vị trí đứng của người leo núi với tốc độ 250 km/h theo phương ngang (Hình 9.4). Máy bay phải thả hàng tiếp tế ở vị trí cách những người leo núi bao xa để họ có thể nhận được hàng? Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$ và bỏ qua lực cản không khí.

Một chiếc máy bay muốn thả hàng tiếp tế cho những

Xem lời giải

PHẦN CHƯƠNG IV: BA ĐỊNH LUẬT NEWTON. MỘT SÔ LỰC TRONG THỰC TIỄN.

Dạng: Xác định gia tốc của vật khi biết lực tác dụng vào vật hoặc xác định lực tác dụng vào vật khi biết gia tốc

Bài tập 1: Một lực có độ lớn không đổi 2,5 N tác dụng vào một vật có khối lượng 200 g đang đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 4 s tiếp theo bằng bao nhiêu? Biết lực ma sát có tác dụng không đáng kể, có thể bỏ qua.

Bài tập 2: Một xe lăn có khối lượng 50 kg đang đứng yên trên mặt sàn nằm ngang thì chịu tác dụng bởi một lực kéo không đổi theo phương ngang làm cho xe chuyển động từ đầu phòng đến cuối phòng trong khoảng thời gian 15s. Nếu người ta đặt lên xe một kiện hàng thì nhận thấy thời gian chuyển động của xe lúc này là 25 s dưới tác dụng của lực trên. Xem mọi ma sát và lực cản của không khí là không đáng kể. Khối lượng của kiện hàng được đặt lên xe là bao nhiêu?

Bài tập 3: Một người mua hàng đẩy giỏ xe ban đầu đứng yên bởi một lực có độ lớn không đổi F thì nhận thấy phải mất t giây để xe đạt được tốc độ v. Biết rằng ban đầu giỏ xe không chứa hàng hóa và khối lượng của xe khi đó là m. Hỏi sau khi hàng được đặt trong giỏ xe thì người này cần phải tác động một lực F’ bằng bao nhiêu so với F để xe cũng đạt được tốc độ v từ trạng thái nghỉ sau t giây? Biết khối lượng hàng hóa là $\frac{m}{2}$

Xem lời giải

PHẦN CHƯƠNG V: MOMENT LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẦNG

Dạng 1: Tính tổng hợp lực - Phân tích lực

Bài tập 1: Hai lực $\vec{F}_{1}, \vec{F}_{2}$ song song, cùng chiều, cách nhau một đoạn 20 cm. Độ lớn của lực $\vec{F}_{1}$ là 18 N và của lực tổng hợp $\vec{F}$ là 24 N. Hỏi độ lớn của lực $\vec{F}_{2}$ và điểm đặt của lực tổng hợp cách điểm đặt của lực $\vec{F}_{2}$ một đoạn là bao nhiêu?

Bài tập 2: Hai lực có giá đồng quy, vuông góc có độ lớn các lực thành phần là F1 = 6N và F2 = 8N (Hình 13.1). Xác định độ lớn của lực tổng hợp và góc hợp giữa vectơ lực tổng hợp và vectơ lực $\vec{F}_{1}$

Hai lực có giá đồng quy, vuông góc có độ lớn các lực thành phần

Bài tập 3: Đặt tại hai đầu thanh AB dài 60 cm hai lực song song cùng chiều và vuông góc với AB. Lực tổng hợp $\vec{F}$ được xác định đặt tại O cách A một khoảng 15 cm và có độ lớn 12 N (Hình 13.2). Độ lớn của lực $\vec{F}_{1}$ bằng bao nhiêu?

Đặt tại hai đầu thanh AB dài 60 cm hai lực song song cùng chiều và vuông góc

Xem lời giải

Dạng 2: Tính moment lực

Bài tập 1: Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra moment lực cần thiết là bao nhiêu?

Bài tập 2: Xác định moment do lực $\vec{F}$ có độ lớn 10 N tác dụng vuông góc lên cờ lê để làm xoay bu lông (Hình 14.4). Biết cờ lê có chiều dài 15 cm và khoảng cách từ điểm đặt của lực đến bu lông vào cỡ 11 cm.

Xác định moment do lực $\vec{F}$ có độ lớn 10 N tác dụng vuông

Bài tập 3: Một xe cẩu có chiều dài cần trục l = 20 m và nghiêng 30$^{o}$ so với phương thẳng đứng. Đầu cần trục có treo một thùng hàng nặng 2 tấn như Hình 14.5. Xác định moment lực do thùng hàng tác dụng lên đầu cần trục đối với trục quay đi qua đầu còn lại của cần trục gắn với thân máy. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$.

Một xe cẩu có chiều dài cần trục l = 20 m và nghiêng

Xem lời giải

Xem thêm các bài Đề cương ôn tập lớp 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Để học tốt Đề cương ôn tập lớp 10 chân trời sáng tạo, loạt bài giải bài tập Đề cương ôn tập lớp 10 chân trời sáng tạo đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập