Câu 1: An đạp xe từ nhà đến trường mất 10 phút, biết tốc độ của An là 2m/s. Tính quãng đường từ nhà An đến trường?
- A. 120 m.
- B. 1,2 m.
- C. 12 km.
-
D. 1,2 km.
Câu 2: 1 m/s bằng?
-
A. 1 m/s = 3,6 km/h
- B. 1 m/s = 36 km/h
- C. 1 m/s = 360 km/h
- D. 1 m/s = 3600 km/h
Câu 3: Đổi 72 km/h = … m/s
- A. 7200 m/s.
- B. 7,2 m/s.
- C. 100 m/s.
-
D. 20 m/s.
Câu 4: Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ của tàu hỏa trong 800 km đầu là 50 km/h, 80 km cuối đi với tốc độ 48 km/h. Tổng thời gian mà tàu hỏa đi hết quãng đường từ Hà Nội tới Hải Phòng là?
- A. 16 giờ 40 phút
- B. 17 giờ 20 phút
-
C. 17 giờ 40 phút
- D. 14 giờ 70 phút
Câu 5: Cho tốc độ con rùa bằng 0,055 m/s, tốc độ người đi bộ bằng 1,5 m/s. Kết luận nào dưới đây là chính xác?
- A. Con rùa nhanh hơn người đi bộ
- B. Người đi bộ chậm hơn con rùa
-
C. Con rùa chậm hơn người đi bộ
- D. Con rùa và người đi bộ có tốc độ bằng nhau
Câu 6: Một ô tô rời bến A lúc 6h đến bến B lúc 7h30min. Biết quãng đường từ bến A đến bến B là 90 km. Tính tốc độ của ô tô khi đi từ A đến B?
- A. 90 m/s.
- B. 36 km/h.
- C. 25 m/s.
-
D. 60 km/h.
Câu 7: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 phút đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tổng thời gian bạn Linh đi hết quãng đường từ nhà tới trường là?
- A. 0,5h
- B. 20 phút
- C. 40 phút
-
D. 1h
Câu 8: Để xác định tốc độ chuyển động, người ta phải đo những đại lượng nào và dùng các dụng cụ nào để đo?
-
A. Đo độ dài dùng thước và đo thời gian dùng đồng hồ.
- B. Đo độ dài dùng đồng hồ.
- C. Đo thời gian dùng thước.
- D. Đo độ dài dùng đồng hồ và đo thời gian dùng thước.
Câu 9: Chọn đáp án sai.
- A. Thiết bị bắn tốc độ được sử dụng để kiểm tra tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông.
- B. Thiết bị bắn tốc độ gồm hai bộ phận chính là camera và máy tính nhỏ đặt trong camera.
-
C. Camera ghi biển số của ô tô và thời gian ô tô chạy qua các vạch bất kì.
- D. Cả A và B.
Câu 10: Dụng cụ dùng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông trên xe máy, ô tô, … gọi là gì?
- A. Đồng hồ.
- B. Nhiệt độ.
-
C. Tốc kế.
- D. Thước đo.
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường sử dụng những dụng cụ đo nào để đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh và có kích thước nhỏ?
- A. Thước, cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
- B. Cổng quang điện và đồng hồ bấm giây.
- C. Thước và đồng hồ đo thời gian hiện số.
-
D. Thước, đồng hồ đo thời gian hiện số kết nối với cổng quang điện.
Câu 12: Để đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành, bước nào sau đây là không đúng?
- A. Dùng thước đo độ dài của quãng đường s; xác định vạch xuất phát và vạch đích.
- B. Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát đến khi vượt qua vạch đích.
- C. Dùng công thức v=$\frac{s}{t}$ tính tốc độ.
-
D. Đồng hồ cần để ở chế độ A ↔ B.
Câu 13: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây:
Thiết bị bắn tốc độ tính thời gian ô tô chạy qua hai vạch mốc trên mặt đường, cách nhau … tùy theo cung đường.
- A. 2 m đến 5 m.
- B. 3 m đến 5 m.
- C. 4 m đến 8 m.
-
D. 5 m đến 10 m.
Câu 14: Đồ thị quãng đường, thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?
-
A. Đường thẳng.
- B. Đường cong.
- C. Đường tròn.
- D. Đường gấp khúc.
Câu 15: Khi đồ thị quãng đường – thời gian là đường thẳng song song với trục thời gian thì
- A. vật chuyển động nhanh dần.
- B. vật chuyển động chậm dần.
- C. vật chuyển động đều.
-
D. vật không chuyển động.
Câu 16: Đồ thị trên biểu diễn sự phụ thuộc vận tốc theo thời gian của một chất điểm. Kết luận nào dưới đây là chính xác?
-
A. Chất điểm chuyển động đều với vận tốc 5km/h
- B. Chất điểm chuyển động đều với vận tốc 5km
- C. Chất điểm đứng yên
- D. Chất điểm chuyển động từ điểm cách mốc 5km
Câu 17: Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để
- A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
-
B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Câu 18: Từ đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động ta không thể xác định được yếu tố nào dưới đây?
- A. Quãng đường vật đi được.
- B. Thời gian vật đã đi.
- C. Tốc độ của vật chuyển động.
-
D. Khoảng cách của vật so với cây ven đường.
Câu 19: Trên đoạn đường có biển báo này, phương tiện tham gia giao thông được đi với tốc độ tối đa là bao nhiêu km/h, tối thiểu là bao nhiêu km/h
-
A. Tối đa là 100 km/h, tối thiểu là 60 km/h
- B. Tối đa là 60 km/h, tối thiểu là 60 km/h
- C. Tối đa là 100 km/h, tối thiểu là 100 km/h
- D. Tối đa là 60 km/h, tối thiểu là 100 km/h
Câu 20: Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?
-
A. Giúp lái xe có thể ước lượng khoảng cách giữa các xe để giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông.
- B. Để các xe đi đúng làn đường
- C. Để các xe không vượt quá tốc độ cho phép
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 21: Thiết bị bắn tốc độ sử dụng trong giao thông gồm
-
A. Camera và máy tính.
- B. Thước và máy tính.
- C. Đồng hồ và máy tính.
- D. Camera và đồng hồ.
Câu 22: Tại sao khi xe đang chạy, người lái xe cần phải điều khiển tốc độ để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước của mình?
- A. Để đảm bảo tầm nhìn với xe phía trước.
- B. Để tránh khói bụi của xe phía trước.
-
C. Để tránh va chạm khi xe phía trước đột ngột dừng lại.
- D. Để giảm thiểu tắc đường.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
- B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định.
- C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm.
- D. Âm sắc là một đặc tính của âm.
Câu 24: Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất?
- A. Không khí.
- B. Nước.
- C. Gỗ.
-
D. Thép.
Câu 25: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
- A. Tay bác bảo vệ gõ trống.
- B. Dùi trống.
-
C. Mặt trống.
- D. Không khí xung quanh trống.
Câu 26: Sóng âm là
- A. Chuyển động của các vật phát ra âm thanh.
- B. Các vật dao động phát ra âm thanh.
-
C. Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.
- D. Sự chuyển động của âm thanh.
Câu 27: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?
- A. Khi kéo căng vật.
- B. Khi uốn cong vật.
- C. Khi nén vật.
-
D. Khi làm vật dao động.
Câu 28: Âm thanh không thể truyền trong
- A. Chất lỏng.
- B. Chất rắn.
- C. Chất khí.
-
D. Chân không.
Câu 29: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Độ cao của âm.
- B. Tần số dao động âm.
-
C. Biên độ dao động.
- D. Cả A và B.
Câu 30: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số?
- A. Kilomet (km).
- B. Mét (m).
-
C. Héc (Hz).
- D. Kilogam (kg).
Câu 31: Biên độ dao động là
- A. số dao động trong một giây.
- B. độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây.
-
C. độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
- D. khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được.
Câu 32: Tai con người có thể nghe thấy được các âm có tần số nằm trong khoảng nào?
- A. Từ 16 Hz đến 160 Hz.
-
B. Từ 20 Hz đến 20 000 Hz.
- C. Từ 16 Hz đến 160 000 Hz.
- D. Từ 200 Hz đến 20 000 Hz.
Câu 33: Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì
- A. gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn.
-
B. gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn.
- C. gõ mạnh làm thành trống dao động mạnh hơn.
- D. gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn.
Câu 34: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?
- A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.
-
B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.
- C. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giờ.
- D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong một ngày.
Câu 35: Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị gì?
- A. đơn vị đo độ dài
- B. đơn vị đo thời gian
-
C. A và B
- D. Không phụ thuộc
Câu 36: Ta thường kí hiệu quãng đường đi được là gì?
-
A. s
- B. v
- C. t
- D. f
Câu 37: Thời gian thường được kí hiệu là?
- A. v
-
B. t
- C.-v
- D. s
Câu 38: Tốc độ chuyển động thường được kí hiệu là?
-
A. v
- B. t
- C.-v
- D. s
Câu 39: Trong thực tế, tốc độ chuyển động của một vật thường thay đổi nên đại lượng v=s/t còn được gọi một cách đầy đủ là?
- A. Tốc độ trung bình của quãng đường
- B. Tốc độ trung bình của thời gian
-
C. Tốc độ trung bình của chuyển động
- D. Tốc độ
Câu 40: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (...).
Tốc độ=⋯/(Thời gian đi quãng đường đó)
-
A. Quãng đường đi được
- B. Thời gian đi được
- C. Quãng đường tại nhà
- D. Quãng đường ban đầu