A.Kiến thức trọng tâm
1. Tác giả
- Thế Lữ (1907-1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ
- Quê ở Bắc Ninh nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội
- Với hồn thơ dồi dào và lãng mạn, ông là nhà thơ tiêu biểu nhất đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới
- Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000
2. Nội dung
- Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới
- Nhớ rừng của Thế Lữ đã khơi gợi lòng yêu nước sâu sắc của người dân mất nước thuở ấy. Thế lữ đã mượn lời của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 7
Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn,hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn.
Xem lời giải
Câu 2: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 7
Hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng, cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt( đoạn 1,4), cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa( đoạn 2,3)
a, hãy phân tích từng cảnh tượng
b, nhận xét sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2,3. Phân tích để làm rõ cái hay của hai đoạn thơ này
c, qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được biểu hiện như thế nào? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời?
Xem lời giải
Câu 3: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 7
Hãy giải thích vì sao tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”? Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc nhà thơ?
Xem lời giải
Câu 4: trang 7 sgk lớp 8 tập 2
Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng,.... cưỡng được” (Thi nhân Việt Nam, sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ, hãy chứng minh.
Xem lời giải
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận khổ 3 bài thơ Nhớ rừng
Xem lời giải
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Nhớ rừng"
Xem lời giải
Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Nhớ rừng "