A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Mục đích tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Kể lại một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống (khi xem truyền hình, nghe đài phát thanh, khi đọc sách báo, khi đi xin việc,..)
Hoạt động phóng vấn khi đi xin việc: Nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng cử viên những câu hỏi để lấy thông tin của họ, hỏi về trình độ hay những điều kiện của người ứng cử viên có dáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không?. Trong khi đó, ứng cử viên là người phải trả lời phỏng vấn phải trả lời khéo léo, thể hiện được khả năng của mình có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Một chương trình truyền hình - Pháp luật doanh nghiệp. Khách mời của chương trình thường là những luật sư chuyên về lĩnh vực daonh nghiệp. Chính vì thể người phỏng vấn sẽ là người dẫn chương trình còn người trả lời là luật sư. Người phỏng vấn phải hỏi người trả lời những lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp như: điều kiện để thành lập doanh nghiệp, thuế, ...người trả lời cân trả lời cho mọi người dễ hiểu.
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là một cuộc hỏi - đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ để được quan tâm.
- Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoat động phỏng vấn? nói như thế đúng hay sai?
Câu nói trên không sai bởi vì hoạt động phỏng vấn giúp ta tìm ra được sự thật và khả năng thực sự. Đó là biểu hiện của tinh thần dân chủ, tránh sự lạm qyền hay sự bao che không minh bạch.
II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn
Chuẩn bị phỏng vấn
a) Trước khi phỏng vấn, cần xác định rõ tất cả các yếu tố: nội dung, mục đích, đối tượng, phương pháp phỏng vấn. Ngoài ra còn phải tính đến thời gian, địa điểm phỏng vấn. Sở dĩ phải quan tâm đên tất cả các yếu tố chi phối trên là vì, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn. Cho nên, nếu xác định được chủ đề (nội dung), mục đích và đối tưởng thì chưa đủ.
b) Mục đích của cuộc phỏng vấn là: đánh giá nhận thức, thái độ của người xin việc làm là đối tượng công ty để quyết định có nhận người được phỏng vấn làm việc tại công ty hay không?
Chủ đề của cuộc phỏng vấn là những câu hỏi về nhận thức đối với công ty, đối với công việc mà công ty đang cần tuyển dụng nhân sự, về khả năng cống hiến cho công ty của đương sự...
Đối tượng phỏng vấn là người đến xin việc làm tại công ty.
Ngoài ra, có thể xác định thêm các yếu tố: phương pháp phỏng vấn (các câu hỏi tự luận), thời gian, địa điểm phỏng vấn...
c) Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn câu hỏi B, vì người trả lời phỏng vấn buộc phải trình bày đầy đủ cảm giác của mình về an toàn giao thông.
2. Tiến hành phỏng vấn
a) Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.
b) Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
c) Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.
3. Biên tập sau khi phỏng vấn
a) Kết quả phỏng vấn phải được ghi lại một cách trung thực (người phỏng vấn không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn).
b) Bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn. Có thể thêm những miêu tả hoặc kể chuyện ngắn gọn nếu cần.
Người phỏng vấn, từ khi chuẩn bị đến lúc tiến hành và trình bày kết quả phỏng vấn, cần tìm những cách thức hữu hiệu để khai thac được nhiề nhất các thông tin chân thực, đặ sắc về chủ đề được nói. I
III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn
Người trả lời phỏng vấn phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về những điều được hỏi với thái độ thẳng thắn chân thành. Tuy nhiên, người trả lời phỏng vấn phải biết cách tạo được ấn tượng mạnh, sự hấp dẫn trong câu trả lời của mình cho người phỏng vấn nghe.
Trong quá trình phỏng vấn cả người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn cần phải giữ thái độ lịch thiệp tôn trọng lẫn nhau.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 182 sgk ngữ văn 11 tập 1
Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình (hoặc đài phát thanh, báo chí) và nhận xét xem:
a) Về phía người phỏng vấn:
Phóng viên hay người dẫn chương trình có chuẩn bị kỹ không?
Câu hỏi hợp lý, có nhiều khả năng khai thác thông tin không?
Cách dẫn dắt tự nhiên, có khéo léo không?
b) Về phía người trả lời phỏng vấn:
Người trả lời phỏng vấn có trả lời thẳn thắn, trung thực không?
Câu trả lời có rõ ràng thú vị không?
Thái độ giao tiếp có thiện chí, chân thành và lịch thiệp không?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 182 sgk ngữ văn 11 tập 1
Gỉa sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi:
Bạn có thể nói tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?
Anh (chị) sẽ trả lời thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung thực; nhưng không vì thế mà cản trở cơ hội tìm kiếm việc làm của anh chị.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 183 sgk ngữ văn 11 tập 1
Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc ( hoặc xem phim, chụp ảnh, ...) anh chị hãy:
Đóng vai người phỏng vấn
Đóng vai người trả lời phỏng vấn
Xem lời giải
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1.