Tìm ý cho một bức thư thăm hỏi người thân ( thầy cô, bạn bè hoặc một người khác).

BÀI VIẾT 3: LUYỆN TẬP VIẾT THƯ THĂM HỎI

1. Tìm ý cho một bức thư thăm hỏi người thân ( thầy cô, bạn bè hoặc một người khác).

2. Lập dàn ý cho bức thư của em:

Mở đầu:

  • Địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư
  • Lời chào
  • Lời tự giới thiệu ( nếu cần)
  • Lí do viết thư

Nội dung chính:

  • Lời thăm hỏi:

+ Chúc mừng thành tích hoặc chia sẻ về chuyện không may của người nhận thư.

+ Hỏi thăm tình hình hiện tại của người nhận thư.

  • Thông tin về tình hình sức khỏe của bản thân:

+ Sức khỏe

+ Kết quả học tập, rèn luyện.

Kết thúc:

  • Lời chúc
  • Chữ ký và tên của người gửi thư.

3. Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh dàn ý nói trên.

Bài Làm:

1. 

- Đoạn 1: Hỏi thăm đối tượng nhận thư (người thân, thầy cô, bạn bè…)

  • Hỏi thăm về tình hình sức khỏe, công việc, học tập, hoạt động mới
  • Hỏi thăm về người thân xung quanh của người nhận thư

- Đoạn 2: Tự trình bày về bản thân mình

  • Sức khỏe, hoạt động, việc học tập của bản thân
  • Chuyện những người xung quanh bản thân như bố mẹ, bạn bè, trường lớp, vườn cây, thú cưng…

- Đoạn 3 (phần chính): Trình bày về lý do, nội dung bức thư (tùy theo yêu cầu của đề):

  • Hỏi thăm, chia buồn và động viên người nhận thư đang có chuyện buồn
  • Chia sẻ và đề nghị cùng nhau thi đua học tập tốt
  • Hỏi thăm và hẹn về một lần gặp mặt trong thời gian sắp tới (nghỉ hè, Tết Nguyên Đán, sinh nhật…)
  • Chúc mừng một sự kiện sắp đến (sinh nhật, đạt học bổng, khỏi bệnh…)

2. 

Mở đầu:

  • Ghi chính xác ngày tháng năm em viết thư.
  • Lời xưng hô với người nhận thư cho phù hợp: Bạn thân mến!

Nội dung chính:

  • Nêu rõ mục đích, lí do viết thư: thăm hỏi bạn, thăm hỏi gia đình bạn và chia sẻ với bạn về thảm hoạ động đất mà gia đình bạn, quê hương bạn phải gánh chịu.
  • Thông báo với bạn về tình hình của em, của gia đình em.
  • Kể cho bạn nghe tình hình hoạt động của trường, lớp em nhằm chia sẻ với thảm hoạ của quê hương bạn.

Kết thúc:

  • Chúc sức khoẻ bạn và gia đình bạn.
  • Lời hứa với bạn.
  • Kí và ghi rõ họ và tên.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải tiếng việt 4 cánh diều bài 9: Tài sản vô giá (bài đọc 3, bài viết 3, trao đổi)

BÀI ĐỌC 3: CHỌN ĐƯỜNG

Câu hỏi:

  1. Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào?
  2. Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc?
  3. Vì sao Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kỳ thi tiến sĩ?
  4. Chi tiết nào cho thấy ông quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn?
  5. Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh?

Xem lời giải

TRAO ĐỔI: EM ĐỌC SÁCH BÁO

1. Giới thiệu một câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe hoặc về những người làm nghề y.

2. Trao đổi về nội dung câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a, Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?

b, Theo em chúng ta nên làm gì để có sức khỏe tốt?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 4 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 4 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.