1. (Bài tập 1, SGK) Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự tương phản (trái ngược) về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.
2. (Bài tập 2, SGK) Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:
Một miếng cau khôn
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệch thời
(Đỗ Trung Lai)
3. Qua các cụm từ là vị ngữ được dùng để miêu tả người mẹ trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), hãy hình dung về hình ảnh người mẹ được tác giả thể hiện trong bài thơ.
4. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.
5. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật, sự việc và biểu cảm.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Xuân Quỳnh)
Bài Làm:
1.
– Các dòng thơ tạo thành cặp tương phản (trái ngược) về nghĩa.
Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng.
Sự đối lập về nghĩa thể hiện ở cả bộ phận chủ ngữ (lưng mẹ – cau) lẫn bộ phận vị ngữ (còng – thẳng).
– Tác dụng: Thấy được sự tương đồng thời gian, mẹ lưng cong, thì cau thẳng, cũng là đối lập cong thẳng, cho thấy được sự già đi của mẹ.
2.
– Tác dụng miêu tả của biện pháp tu từ so sánh: Việc so sánh miếng cau khô (đã kiệt nước, quắt lại) với mẹ đã làm nổi rõ thể trạng của người mẹ già yếu, đã có tuổi
– Tác dụng biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh: Hình ảnh so sánh trên thể hiện tình cảm của người con với mẹ buồn bã, tiếc nuối, yêu thương mẹ mình hơn
3. Người mẹ trong tác phẩm là một người mẹ đã nhiều tuổi, già yếu được thể hiện qua hình dáng người, tóc, lưng mẹ.
4.
- Biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh: Nghe
– Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: Cho người đọc cảm giác gần gũi, quen thuộc
5.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đã cho: Hai biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ này là điệp từ (nghe) và một số ẩn dụ chuyển đổi cảm giác do từ nghe tạo ra.
– Tác dụng của biện pháp tu từ điệp từ kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Mỗi lần từ nghe được nhắc lại là một lần tạo nên cảm giác mới: từ thính giác đến thị giác; từ thính giác đến cảm nhận của cơ thể hoặc bộ phận cơ thể; từ thính giác đến trị giác.