Người cha dạy con trai kiểm soát nóng tính bằng cách nào?Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì?

BÀI ĐỌC 4: NHỮNG VẾT ĐINH

Câu hỏi:

  1. Người cha dạy con trai kiểm soát nóng tính bằng cách nào?
  2. Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì?
  3. Em hiểu "vết đinh" trong câu " dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn." chỉ điều gì?
  4. Hãy nói về một lần em giận dỗi hoặc cáu kỉnh với ai đó. Nêu suy nghĩ của em về việc ấy.

Bài Làm:

Trả lời:

  1. Người cha dạy con trai kiểm soát nóng tính bằng cách đưa cậu một túi đinh và bảo cậu mỗi khi cáu kỉnh đóng một chiếc đinh lên hàng rào.
  2. Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu nhổ một chiếc đinh sau một ngày không cáu kỉnh với ai.
  3. Em hiểu "vết đinh" trong câu " dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn." chỉ việc nếu xúc phạm ai đó trong cơn giận thì lời xúc phạm cũng như những vết đinh để lại vết thương khó lành trong lòng người khác.
  4. Ví dụ về một lần cáu giận như: 

     Trong độ tuổi trẻ con ngây ngô, em đã không ít lần cáu giận vô cớ. Lần cáu giận gần đây nhất của em là đối với mẹ. Đến giờ, em đang rất ân hận vì mình đã hành động như vậy. Em đi học trên trường và đến tối mới về nhà. Hôm đó, trên lớp, bạn Hoa, bạn thân em có một chiếc áo mới rất xinh. Em mê mẩn chiếc áo đó vô cùng. Nếu được mặc nó ắt hẳn em sẽ xinh đẹp giống như bạn đây. Em nghĩ mẹ sẽ đồng ý mua áo cho em vì đã lâu lắm rồi em không có một chiếc áo mới nào đẹp như vậy. Tối đó mẹ đi làm về. Em ngay lập tức sà vào và hỏi mẹ chuyện mua áo. Mẹ đã từ chối với lí do em đang có nhiều quần áo và việc mua ấy là không cần thiết. Em cảm thấy rất buồn nên đã không ăn cơm. Mẹ đã từ chối khi mà em chỉ muốn có một trang phục đẹp hơn mà thôi. Đến hôm sau, em vẫn giận mẹ. Em không hiểu mẹ phải đi làm lụng vất vả. Em chỉ biết mình không có áo mới nên không nói chuyện với mẹ nữa. 

     Em đã quên mình giận trong bao lâu. Nhưng giờ nhìn lại em mới thấy mình vòi vĩnh làm sao. Chỉ vì sự ích kỉ cá nhân mà em đã không hiểu cho nhọc nhằn của mẹ và hoàn cảnh gia đình. Em rất ân hận. Cần biết đặt mình vào hoàn cảnh của bố mẹ để thấu hiểu và không còn là đứa trẻ ích kỉ, nhỏ nhen như thế. 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải tiếng việt 4 cánh diều bài 1: Chân dung của em (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU GẠCH NGANG

I. Nhận xét

Dấu gạch ngang trong bảng sau được dùng làm gì?

NHÂN VẬT

TRONG CÁC CÂU CHUYỆN, BÀI THƠ ĐÃ HỌC

- Bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.

- Hồng trong câu chuyện Làm chị.

- Bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.

- Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.

- Bạn nhỏ trong câu chuyện Những vết đinh.

II. Bài học

III. Luyện tập

1. Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.

     Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

2. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.

Xem lời giải

GÓC SÁNG TẠO: EM TUỔI GÌ?

1. Tên mỗi năm âm lịch được đặt theo tên một con vật (con giáp). Em hãy đọc tên các con giáp dưới đây và cho biết đó là những con vật nào.

Tên mỗi năm âm lịch được đặt theo tên một con vật (con giáp). Em hãy đọc tên các con giáp dưới đây và cho biết đó là những con vật nào.

2. Trao đổi:

a, Em thích con giáp nào? Vì sao?

b, Em sinh năm nào? Em thích con giáp là tuổi của em ở những điểm nào?

3. Viết đoạn văn ( hoặc 4-6 dòng thơ) theo 1 trong 2 nội dung sau:

a, Con giáp mà em thích

b, Con giáp là tuổi của em.

Hãy trang trí bài viết bằng tranh hoặc ảnh con vật đó.

4. Giới thiệu, bình chọn sản phẩm hay và đẹp

Xem lời giải

TỰ ĐÁNH GIÁ

A. Đọc và làm bài tập

CHIẾC LÁ

( Trần Hoài Dương - SGK Tiếng việt 4 tập 1)

1. Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá?

a) Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp.

b) Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.

c) Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật.

d) Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá.

2. Cuộc đời của chiếc lá diễn ra thế nào? Tìm ý đúng.

a) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi.

b) Từu một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành hoa, thành quả.

c) Từ mội búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành ông Một Trời.

d) Tử một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành ngôi sao.

3. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?

a) Vì chiếc lá rất đẹp.

b) Vì chiếc lá rất nhỏ nhoi, bình thường.

c) Vi nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người.

d) Vì chiếc lá từng biến thành ông Mặt Trời, đem lợi niềm vui cho mọi người.

4. Trong đoạn văn sau, dấu gạch ngang được dùng làm gì?

Câu chuyện Chiếc lá của nhỏ văn Trần Hoài Dương có ba nhân vật:

- Chim sâu ngây thơ, ngộ nghĩnh.

- Bông hoa sâu sắc, ân tình.

- Chiếc lá giản dị mà có ích.

5. Hãy đóng vai chim sâu, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vội "chiếc lá” trong câu chuyện trên.

B. Tự nhận xét

1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?

2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 4 tập 1 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 4 tập 1 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.