Nêu những điểm chính cảu chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

1/ Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

2/ Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại?

Bài Làm:

1/ Những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại:

- Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đa- va đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.

- Giữa thiên niên kỷ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp (dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da). Chế độ này còn được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na:

  • Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.
  • Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.
  • Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.
  • Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn.

2/ Nhận xét: 

  • Cơ sở pháp lý của chế độ đẳng cấp Varna là bộ luật hà khắc Manu do giai thống trị người Arya đặt ra.
  • Chế độ đẳng cấp Varna là hệ thống các quan hệ phân biệt về màu da, chủng tộc hết sức hà khắc bất công, tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội ấn Độ cổ đại.
  • Tuy nhiên, chế độ đẳng cấp Varna có vai trò nhất định giữ cho xã hội Ấn Độ cổ đại phát triển ổn định.
  • Muốn hợp thức việc bất bình đẳng nhân danh thần linh (đạo Bàlamôn đầu TNK I Tr.CN). Do đó, sự phân chia ngặt nghèo các varna thông qua pháp lí (luật Manu III Tr.CN)
  • Nó đã phân chia xã hội thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải lịch sử 6 bài 8: Ấn Độ cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên

Khai thác lược đồ trên và thông tin trong mục 1, hãy cho biết nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng, ảnh hưởng đến sự hình thành văn minh Ấn Độ.

Xem lời giải

3/ Những thành tự văn hóa tiêu biểu

Dựa vào thông tin và các hình ảnh ở trên, hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

Xem lời giải

Phần luyện tập và vận dụng

1/ Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác so với Ai Cập và Lưỡng Hà?

2/ Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như thế nào?

3/ Thành tựu văn hoá nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay?

4/ Trong xã hội Ấn Độ hiện nay vẫn còn tàn dự của chế độ đẳng cấp. Em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) để thuyết phục người dân Ấn Độ thay đổi suy nghĩ về sự phân biệt đẳng cấp đó.

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải lịch sử và Địa lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài [Kết nối tri thức và cuộc sống] Giải lịch sử và Địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ