Lớp sẽ sử dụng phương tiện giao thông gì phù hợp nhất để di chuyển? Lớp sẽ sử dụng phương tiện giao thông gì phù hợp nhất để di chuyển?

Câu 3. Lớp em gồm 40 học sinh, dự định tổ chức một chuyến tham quan kết hợp với các hoạt động ngoại khoá vào dịp hè. Dự kiến nguồn kinh phí mỗi bạn đóng góp 200 000 đồng để cùng chi tiêu cho một ngày dã ngoại tại Khu bảo tồn thiên nhiên cách trường 50km. Là một thành viên trong ban tổ chức chuyến đi, em sẽ cùng các bạn cân nhắc trả lời các câu hỏi sau như thế nào để có quyết định hợp lí:

a) Lớp sẽ sử dụng phương tiện giao thông gì phù hợp nhất để di chuyển?

b) Lớp dự định sử dụng những dịch vụ gì ở Khu bao tồn thiên nhiên?

c) Nhóm hậu cần sẽ chuẩn bị những gì, số lượng bao nhiêu cho bữa trưa của cả lớp tại nơi dã ngoại?

đ) Tại sao ban tổ chức, với tư cách là người đại điện tập thể lớp lại cần trả lời những câu hỏi trên?

Câu 4. Em hãy thảo luận nhóm với các bạn trong tổ để trả lời những câu hỏi sau:

a. Vì sao sự phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối?

b. Hãy chỉ ra sự phụ thuộc, tác động qua lại giữa người sản xuất, người tiêu dùng và chủ thể trung gian.

c. Hãy tìm thêm những ví dụ về chủ thể trung gian trong các hoạt động kinh tế mà em biết? Trong mỗi ví dụ, em hãy làm rõ vai trò của chủ thể trung gian và tác động qua lại giữa chủ thể trung gian với các chủ thể kinh tế khác.

Bài Làm:

Câu 3.

a) Lớp sẽ sử dụng phương tiện giao thông phù hợp nhất để di chuyển là xe khách (49 chỗ ngồi).

b) Những dịch vụ sẽ sử dụng ở Khu bao tồn thiên nhiên: 

  - Trải nghiệm khám phá, tham quan.

  - Các trò chơi, teambuilding.

  - Trải nghiệm các chương trình cứu hộ, bảo tồn thiên nhiên.

c) 

  - Nhóm hậu cần sẽ chuẩn bị như là nước uống, đồ ăn, vật dụng cần thiết, các trang bị để tổ chức teambuilding, các món quà để trao cho người chiến thắng các trò chơi,…

  - Bữa trưa của cả lớp tại nơi dã ngoại sẽ có 40 phần cho các bạn, các phần cho thầy cô giám sát.

đ) Ban tổ chức, với tư cách là người đại điện tập thể lớp lại cần trả lời những câu hỏi trên để:

  - Chuẩn bị mọi thứ để có một kế hoạch cụ thể, suôn sẻ hơn cho cả cuộc hành trình.

  - Phòng tránh được những rủi ro không đáng có.

  - Giúp tất cả mọi người có một chuyến đi thật thuận lợi và trải nghiệm được nhiều điều thú vị.

Câu 4.

a) Phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối vì: người sản xuất cũng có thể là người tiêu dùng và ngược lại trong một số trường hợp.

b) Sự phụ thuộc, tác động qua lại giữa người sản xuất, người tiêu dùng và chủ thể trung gian:

Khi người sản xuất sản xuất ra sản phẩm -> Phải có chủ thể trung gian để đưa sản phẩm ra thị trường -> Từ đó, người tiêu dùng mới có thể mua và sử dụng sản phẩm

c) Ví dụ: Người nông dân chăm sóc, gieo trồng cây lúa, sản xuất ra các loại trái cây (người sản xuất) -> người thương lái sẽ đến nhà vườn để mua và bán ra thị trường (chủ thể trung gian) ->  Thương lái sẽ phân loại và bán cho các thương nhân trên thị trường tại các chợ, siêu thị,… (chủ thể trung gian) -> Tùy theo nhu cầu khác nhau mà người tiêu dùng sẽ mua các loại trái cây từ người bán (người tiêu dùng)

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 2 Các chủ thế của nền kinh tế

2. Chủ thể trung gian

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi

  Các sản phẩm điện, điện tử đã trở thành những vật dụng quan trọng, thiết yếu trong đời sống của mọi gia đình. Tham gia chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng, các siêu thị điện máy đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các trung tâm kinh tế, những nơi tập trung dân cư.

  Các siêu thị đã hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất để cung cấp ra thị trường các sản phẩm điện và điện tử đa dạng, trong đó các sản phẩm sử dụng công nghệ mới tiết kiệm điện, giảm thải các chất khí làm gia tăng hiệu ứng nhà kính ngày càng chiếm ưu thế.

a) Hoạt động của chủ thể trung gian giúp ích gì cho người sản xuất và người tiêu dùng?

b) Ngoài những chủ thể trung gian kể trên, em còn biết đến những chủ thể trung gian nào khác nữa?

Xem lời giải

3. Chủ thể tiêu dùng

Em hãy phân tích tình huống và thảo luận

  Trường em sắp tổ chức hoạt động cắm trại, em được các bạn giao nhiệm vụ phụ trách chuẩn bị bữa trưa cho cả lớp. Với số tiền quỹ được giao, em sẽ cân nhắc trả lời những câu hỏi gì trước khi thực hiện nhiệm vụ?

Câu hỏi: Với vai trò là người tiêu dùng trong tình huống bên, em hãy cho biết quyết định chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào những điều gì?

Xem lời giải

4. Chủ thể nhà nước

Em hãy đọc trường hợp, thông tin và thảo luận

Trường hợp. Về chức năng kinh tế, Nhà nước cũng đóng vai trò chủ thể sản xuất, khi các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước trực tiếp tạo ra và cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội. Mặt khác, Nhà nước cũng là chủ thể tiêu dùng, hoặc là chủ thể trung gian kết nối người mua và người bản một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt trên thị trường. Tuy nhiên, vai trò quan trọng và khác biệt của chủ thể nhà nước so với các chủ thể kinh tế khác thể hiện ở chỗ, Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế.

Thông tin. Quốc hội Việt Nam đã phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 — 2025. Theo đó, Chính phủ huy động các nguồn lực khác cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước để đầu tư, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên trên mức sống tối thiêu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống.

(Theo Nghị quyết số 24/2021/QH15)

a) Từ trường hợp và thông tin bên, em hãy cho biết Nhà nước đang thực hiện vai trò gì với tư cách là một chủ thể của nền kinh tế.

b) Ngoài vai trò trên, em có thể nêu thêm những vai trò nào khác của chủ thể nhà nước trong nền kinh tế?

Xem lời giải

Luyện tập

Câu 1. Em hãy cho biết ai là chủ thể sản xuất trong những trường hợp sau đây. Vì sao?

A. Người lái xe taxi.

B. Hộ nông dân nuôi bò sữa.

C. Doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu.

D. Một nhóm người đi du lịch.

E. Nhóm học sinh đang làm báo tường treo tại lớp.

G. Mẹ tranh thủ cắt may quần áo cho các con vào buổi tối.

Câu 2. Giả sử gia đình em có một hec-ta đất vườn đang trồng xen nhiều loại cây. Với mong muốn tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, bố mẹ em đang suy nghĩ chuyền sang trồng một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Em hãy cùng các bạn phân tích để nêu ý kiến cho bố mẹ em:

a) Gợi ý về loại cây ăn quả nên trồng và nêu các lí do về lựa chọn đó.

b) Phân tích đối tượng tiêu dùng của sản phẩm mới và những yêu cầu về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng.

c) Đề xuất những việc cần làm để chuyển đổi việc sử dụng đất vườn nhà em theo mục tiêu mới.

Xem lời giải

Câu 5. Em hãy tìm ví dụ để làm rõ vai trò của chủ thể nhà nước trong, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả,

Xem lời giải

Vận dụng

Câu 1. Hãy tìm hiểu về một hoạt động sản xuất ở địa phương em để viết một bài thu hoạch ngắn mô tả về các quyết định của chủ thể sản xuất với việc trả lời các câu hỏi như: Sản xuất cái gì? Số lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào (bằng cách nào)? Phải sử dụng những nguồn lực gì? Sản xuất cho đối tượng nào (cho ai)?

Câu 2. Là một người tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm, em hãy viết những điều cần chú ý khi sử dụng hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân và gia đình.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập