Lời giải Ví dụ 4 Các dạng toán thường gặp trong đề thi tuyển sinh vào 10

Bài Làm:

Lời giải ví dụ 4 :

Đề ra : 

Cho phương trình : $x^{2}-2mx+m-2=0$    ( x là ẩn số )                 (1)

a. Chứng minh (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị m .

b. Định m để hai nghiệm  $x_{1},x_{2}$  của (1) thỏa mãn :  $(1+x_{1})(2-x_{2})+(1+x_{2})(2-x_{1})=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+2$ .

<  Trích đề thi tuyển sinh vào 10 THPT ,  TP Hồ Chí Minh năm 2016 - 2017 >

Lời giải chi tiết : 

                     $x^{2}-2mx+m-2=0$    ( x là ẩn số )                 (1)

a.  Ta có :  $\Delta {}'=m^{2}-m+2=m^{2}-m+\frac{1}{4}+\frac{7}{4}$

    <=>  $\Delta {}'=(m-\frac{1}{2})^{2}+\frac{7}{4}$

Vì  : $\Delta {}'=(m-\frac{1}{2})^{2}+\frac{7}{4}>0,\forall m$

=>   (1) luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị m .   ( đpcm )

b.  Áp dụng hệ thức Vi-et , ta có : $\left\{\begin{matrix}x_{1}+x_{2}=2m & \\ x_{1}.x_{2}=m-2& \end{matrix}\right.$

Do đó :  $(1+x_{1})(2-x_{2})+(1+x_{2})(2-x_{1})=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+2$ .

<=>   $2-x_{2}+2x_{1}-x_{1}x_{2}+2-x_{1}+2x_{2}-x_{1}x_{2}=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+2$

<=>   $x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+2x_{1}x_{2}-x_{1}-x_{2}-2=0$

<=>    $(x_{1}+x_{2})^{2}-(x_{1}+x_{2})-2=0$

<=>    $4m^{2}-2m-2=0<=> 2m^{2}-m-1=0$        (*)

Nhận xét : (*) có dạng : a + b + c = 0 

=>  (*) có hai nghiệm phân biệt :  $m=1;m=\frac{-1}{2}$

Vậy  để hai nghiệm  $x_{1},x_{2}$  của (1) thỏa mãn :  $(1+x_{1})(2-x_{2})+(1+x_{2})(2-x_{1})=x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+2$  thì m = 1 hoặc $m=\frac{-1}{2}$ .

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.