B. TỰ LUẬN
Bài tập 1. Lập bảng theo gợi ý dưới đây về các sự kiện chính trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta.
1.1. Ở Đà Nẵng và Nam Kỳ từ năm 1858 đến năm 1874.
Thời gian |
Quá trình thực dân Pháp xâm lược |
Thái độ và đối sách của Triều đình Huế |
Thái độ và hành động của nhân dân |
Ngày 1-9-1858 |
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
1.2. Ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1874
Thời gian |
Quá trình thực dân Pháp xâm lược |
Thái độ và đối sách của Triều đình Huế |
Thái độ và hành động của nhân dân |
Cuối năm 1873 |
… |
Cử Nguyễn Tri Phương làm Kinh lược sứ Bắc Kỳ, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở Hà Nội. |
… |
… |
… |
… |
… |
1.3. Ở Bắc Kỳ từ năm 1882 đến năm 1884
Thời gian |
Quá trình thực dân Pháp xâm lược |
Thái độ và đối sách của Triều đình Huế |
Thái độ và hành động của nhân dân |
Đầu tháng 4 - 1882 |
… |
… |
Quân ta ở Hà Nội anh dũng chống trả nhưng thất bại. Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết để bảo toàn khí tiết. |
… |
… |
… |
… |
Bài Làm:
Trả lời 1.1 :
Thời gian |
Quá trình thực dân Pháp xâm lược |
Thái độ và đối sách của Triều đình Huế |
Thái độ và hành động của nhân dân |
Ngày 1-9-1858 |
Liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc tấn công xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng. |
Quân đội triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt. |
Nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân địch. |
Tháng 02/1859 |
Pháp kéo quân vào phía Nam, đánh chiếm thành Gia Định, rồi đánh rộng ra. |
Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. |
Nhân dân địa phương tự động nổi lên đánh giặc. |
Đầu năm 1860 |
Pháp dồn quân sang chiến trường Trung Quốc, ở Gia Định, lực lượng quân Pháp chỉ còn khoảng 1000 quân. |
Quân đội triều đình xây dựng và tổ chức phòng thủ trong Đại đồn Chí Hòa. |
Quân đội triều đình xây dựng và tổ chức phòng thủ trong Đại đồn Chí Hòa. |
Năm 1861 |
Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, mở rộng ra đánh chiếm Gia Định. |
Quân triều đình chống cự quyết liệt nhưng thất bại. |
Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. |
Năm 1862 |
Pháp đánh chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long |
Triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất |
Phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng |
Năm 1867 |
Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì |
Triều đình bạc nhược, kháng cự yếu ớt. |
Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức. |
Trả lời 1.2:
Thời gian |
Quá trình thực dân Pháp xâm lược |
Thái độ và đối sách của Triều đình Huế |
Thái độ và hành động của nhân dân |
Cuối năm 1873 |
Pháp đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ. |
Cử Nguyễn Tri Phương làm Kinh lược sứ Bắc Kỳ, trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu ở Hà Nội. |
Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, giành được thắng lợi tiêu biểu tại Cầu Giấy. |
Năm 1874 |
Pháp tìm cách thương lượng với nhà Nguyễn; sau khi đạt được mục đích, Pháp rút quân khỏi Bắc Kì |
Kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất |
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và chống lực lượng phong kiến đầu hàng diễn ra sôi nổi. |
Trả lời 1.3:
Thời gian |
Quá trình thực dân Pháp xâm lược |
Thái độ và đối sách của Triều đình Huế |
Thái độ và hành động của nhân dân |
Đầu tháng 4 - 1882 |
Quân Pháp chiếm thành Hà Nội. |
Triều đình lo sợ, cử người đi cầu cứu nhà Thanh. |
Quân ta ở Hà Nội anh dũng chống trả nhưng thất bại. Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết để bảo toàn khí tiết. |
1883 |
Quân Pháp toả đi đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định và nhiều tỉnh thành khác. |
Quân triều đình hầu như tan rã. |
Các đội nghĩa binh ở nhiều địa phương vẫn kiên cường chiến đấu. |
Ngày 19 – 5 |
Một cánh quân Pháp do H. Ri-vi-e chỉ huy đánh ra Cầu Giấy. |
Triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng quản Pháp sẽ trả lại thành Hà Nội. |
Quân ta tổ chức phục kích, tiêu diệt H. Ri-vi-e và nhiều lính Pháp. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai gây được tiếng vang lớn, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. |
Chiều 18 – 8 |
Quân Pháp mở cuộc tấn công Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế). |
Triều đình hoảng hốt cử người tới điều đình và đã kí với đại diện của Pháp Hiệp ước Hác-măng do Pháp thảo sản. |
Cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp diễn ở các tỉnh Bắc Kỳ. |
Ngày 6 – 6 |
Thực dân Pháp ký với Triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức áp đặt quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. |
Triều đình Huế hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. |
Nhân dân vẫn tiếp tục nổi dậy kháng Pháp ở khắp nơi. |