Bài tập 2. Hãy ghép tên nhân vật ở ô bên trái với thông tin ở ô bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
1. Nguyễn Tri Phương |
a. Ông đã chỉ huy nghĩa quân tập kích đốt cháy tàu Ét-pê-răng của quân Pháp, nổi tiếng với câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. |
2. Trương Định |
b. Ông đã từ chối chức Lãnh binh An Giang và ở lại cùng nhân dân chống Pháp, lập căn cứ Gò Công (Tân Phước). Khi bị thương trong chiến đấu, ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết. |
3. Nguyễn Trung Trực |
c. Ông là một nhà thơ yêu nước, đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân. |
4. Nguyễn Đình Chiểu |
d. Ông là thủ lĩnh phong trào kháng Pháp ở miền Đông Nam Kì. Khi bị giặc Pháp bắt lần thứ hai và đưa ra hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ, khẳng định tinh thần yêu nước, bất khuất của mình. |
5. Nguyễn Hữu Huân |
e. Ông là quan đại thần của Triều Nguyễn, trực tiếp chỉ huy quân triều đình chống Pháp ở Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội. Trong trận chiến đấu chống quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, ông bị thương và bị giặc bắt. Ông đã từ chối chữa trị và tuyệt thực đến chết để bảo toàn khí tiết. |
6. Hoàng Diệu |
g. Ông là Tổng đốc Hà Nội. Khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, ông đã chỉ huy quân đội anh dũng chống trả nhưng thất bại. Ông đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu. |
Bài Làm:
Trả lời:
1. Nguyễn Tri Phương - g. Ông là Tổng đốc Hà Nội. Khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, ông đã chỉ huy quân đội anh dũng chống trả nhưng thất bại. Ông đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu.
2. Trương Định - b. Ông đã từ chối chức Lãnh binh An Giang và ở lại cùng nhân dân chống Pháp, lập căn cứ Gò Công (Tân Phước). Khi bị thương trong chiến đấu, ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.
3. Nguyễn Trung Trực - a. Ông đã chỉ huy nghĩa quân tập kích đốt cháy tàu Ét-pê-răng của quân Pháp, nổi tiếng với câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
4. Nguyễn Đình Chiểu - c. Ông là một nhà thơ yêu nước, đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân.
5. Nguyễn Hữu Huân - d. Ông là thủ lĩnh phong trào kháng Pháp ở miền Đông Nam Kì. Khi bị giặc Pháp bắt lần thứ hai và đưa ra hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ, khẳng định tinh thần yêu nước, bất khuất của mình.
6. Hoàng Diệu - g. Ông là Tổng đốc Hà Nội. Khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, ông đã chỉ huy quân đội anh dũng chống trả nhưng thất bại. Ông đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu.