Làm việc theo nhóm để đọc các văn bản: Tinh thần yêu nước...

1. Làm việc theo nhóm để đọc các văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương và hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau:

Bài Làm:

TÊN VĂN BẢN: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Luận điểm chính

 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý bàu của ta.

Phương pháp lập luận (hệ thống luận điểm phụ, hệ thống luận cứ phục vụ cho luận điểm phụ)

 - Luận điểm phụ 1: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

- Luận điểm phụ 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Luận điểm phụ 3: Bổn phận của chúng ta...

=> Từ luận điểm chính  đã chứng minh theo lịch sử và các bình diện khác nhau của cuộc kháng chiến  từ đó nêu trách nhiệm, bổn phận trong việc phát huy lòng yêu nước

Cách lựa chọn lí lẽ và dẫn chứng

 lí lẽ, dẫn chứng đầy thuyết phục để chứng minh lòng yêu nước của dân ta.

Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu nghị luận

Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả 

 

 

TÊN VĂN BẢN: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Luận điểm chính

Tiếng Việt đẹp và hay

Phương pháp lập luận (hệ thống luận điểm phụ, hệ thống luận cứ phục vụ cho luận điểm phụ)

- Luận điểm phụ 1: Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam.

- Luận điểm phụ 2: Những minh chứng chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt. 

Từ việc đưa ra sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt, sau đó lấy dẫn chứng từ những chứng cứ gián tiếp đến trực tiếp, từ người ngoại quốc tới người trong cuộc, làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt

Cách lựa chọn lí lẽ và dẫn chứng

 Lựa chọn từ những chứng cớ gián tiếp đến trực tiếp, từ người ngoại quốc tới người trong cuộc, làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt.

Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu nghị luận

- Từ vựng: tăng lên qua các thời kì

- Ngữ pháp: dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn

- Ngữ âm: không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng

 

TÊN VĂN BẢN: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Luận điểm chính

  “ Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

Phương pháp lập luận (hệ thống luận điểm phụ, hệ thống luận cứ phục vụ cho luận điểm phụ)

  • Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
  • Chứng minh luận điểm.
  • Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.
  • Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.

 

Cách lựa chọn lí lẽ và dẫn chứng

 - Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ

- Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục

 Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:

   + Bữa ăn hằng ngày

   + Nhà ở

   + Việc làm

   + Lời nói, bài viết

Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu nghị luận

 Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết

 

TÊN VĂN BẢN: Ý nghĩa văn chương

Luận điểm chính

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. 

Phương pháp lập luận (hệ thống luận điểm phụ, hệ thống luận cứ phục vụ cho luận điểm phụ)

 - Luận điểm phụ 1: Nguồn gốc của văn chương

- Luận điểm phụ 2: Nhiệm vụ của văn chương

- Luận điểm phụ 3: Công dụng của văn chương

Cách lựa chọn lí lẽ và dẫn chứng

lập luận chặt chẽ, vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh… 

Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu nghị luận

- Giàu hình ảnh độc đáo

- Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn phát triển năng lực ngữ văn 7 bài 25: Ôn tập văn nghị luận, dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu...

2. Khoanh vào chữ cái trước những nhận định đúng về văn bản nghị luận:

A. Văn bản nghị luận trình bày những ý kiến, nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, thái độ của người viết (người nói) về một vấn đề đặt ra theo một quan điểm nhất định.

B. Văn bản nghị luận nhằm mục đích thuyết phục người đọc (người nghe) đồng ý với quan điểm của người viết (người nói)

c. Khi viết văn bản nghị luận, người viết (người nói) chủ yếu sử dụng tư duy cảm tính, cụ thể; không được phép bày tỏ chính kiến mạnh mẽ về vấn đề đang bàn luận.

D. Khi viết văn bản nghị luận, người viết (người nói) chủ yếu sử dụng tư duy lí tính với những thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, bàn luận, phân tích, tổng hợp, so sánh,...

E. Đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận là có luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.

G. Nội dung của văn bản nghị luận chỉ bàn về những phẩm chất đạo đức tốt của con người.

Xem lời giải

3. Trường hợp nào dưới đây là văn bản nghị luận? Em hãy đánh dấu vào cột tương ứng.

STT

VĂN BẢN

VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

VĂN BẢN KHÁC

1

Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo

 

 

2

Câu tục ngữ:” Một cây là chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”

 

 

3

Bài diễn văn Nhậm chức của Tổng thống Hoa Kì

 

 

4

Bài phát biểu nhân ngày lễ khai trường của một bạn học sinh.

 

 

5

Câu thơ” Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du)

 

 

6

Văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tích Hồ Chí Minh.

 

 

Xem lời giải

4. Gạch dưới các cụm chủ - vị mở rộng trong các câu dưới đây và cho biết các cụm chủ - vị mở rộng đó làm thành phần nào trong câu hoặc cụm từ. 

a. Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gióc bâc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Thạch Lam)

b. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh.

(Hà Đình Cẩn)

c. Cốm là thức quà trong sạch được dùng làm đồ sêu Tết.

(Thạch Lam)

d. Trên các nẻo đường nắng chói chang ở đất này, người ta chỉ thấy những người đi lại vội vã , chán chường, mệt mỏi.

(Vũ Bằng)

e. Mỗi khi gió mùa thu nổi sóng trên đồng lúa miền Bắc, nhiều người lại nhắc đến Cốm Vòng - cái món quà thổ ngơi thơm lành của ruộng lúa nếp ngoại thành thủ đô.

(Theo Nguyễn Tuân)

g. Cá mòi vảy trắng li ti như bạc mới.

(Theo Nguyễn Thị Cẩm Thạch)

Xem lời giải

5. Gạch dưới những từ ngữ in đậm không phải cụm chủ - vị để mở rộng câu trong các câu sau đây.

a. Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi.

(Theo Cuộc sống và sự nghiệp)

b. Hắn sai tuần phu trói chặt chị Dậu vào cột đình.

(Ngô Tất Tố)

c. Đứng giữa thảm họa, Bé bỗng nhận ra từng đượt sóng biển dưới chân núi đang cuống quýt vừa nô giỡn vừa gọi Bé.

(Trần Hoài Dương)

d. Một lần nữa, chúng ta yêu cầu chị Ngà nhận thức rõ sai lầm của mình.

(Lưu Quang Vũ)

Xem lời giải

7. Điền vào bảng thông tin để làm rõ các yếu tố của phép lập luận giải thích:

CÁC YẾU TỐ CỦA PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

Nội dung cần được giải thích

Mục đích của giải thích

Một số cách giải thích

 

 

 

Xem lời giải

8. Chỉ ra vấn đề giải thích và cách lập luận giải thích trong các văn bản sau:

a. Sê- nê- ca đã từng nhận xét về ý nghĩa sự sống địch thực của con người:" Đời người như một bài thơ, giá trị của nó không tùy thuộc vào số câu mà tùy thuộc vào nội dung". Thơ là một thể loại của văn chương nghệ thuật. Gía trị của thơ được thể hiện ở hai phương diện nội dung và hình thức. Một bài thơ có giá trị không phụ thuộc vào độ dài, cũng như giá trị của đời người không chỉ tính bằng năm tháng. Bài thơ hay phải "tùy thuộc vào nội dung", ấy là những vỉa tầng ý nghĩa hàm súc, sâu lắng bên trong. Đời người giống như bài thơ chính ở chỗ nó không được đo bằng giờ khắc mà được đo bởi ý nghĩa cuộc sống, giá trị tinh hoa mà con người đã cống hiến cho đời.

(Theo Hà Thị Lan Hương)

b.... Lạc quan là một thái độ có tính chất triết lí xã hội và nhân sinh căn cứ trên  một nhận thức nhất định về cuộc sống, về lịch sử.

Lạc quan trước hết là yêu đời, xem đời là đáng sống, cho dù trên đường đời gặp phải lắm cảnh éo le, phiền muộn và gian truân, hoặc gặp phải ắm điều hèn nhát, ti tiện, phản trắc. Những cái tiêu cực ấy đối với người lạc quan chỉ lafnhuwngx chướng ngại cần bước qua để xây dựng một cuộc đời tốt đẹp hơn xứng đáng với tình người.

Lạc quan cũng là tin tưởng vào sức của bản thân mình có thể đạt được những mục tiêu chính đáng mình đặt ra, mặc dù có thể thất bại nhiều phen; là tin tưởng vào sức người có thể nắm được vận mạng của người  chứ không phải cúi đầu cam chịu số kiếp đã bị quyết định sẵn từ đâu đâu; là tin tưởng vào hướng tiến lên của lịch sử nhân loại tới độc lập tự do, hạnh phúc của các dân tộc chứ không phải luẩn quẩn trong cái vòng cứ thoát khỏi chế độ áp bức bóc lột này thì lại lọt vào chế độ áp bức bóc lột khác mãi mãi không thôi.

(Theo Trần Văn Giàu)

Xem lời giải

9. Với mỗi loại câu có cụm chủ vị mở rộng sau đây, em hãy đặt một câu:

Mở rộng chủ ngữ

Mở rộng vị ngữ

Mở rộng trạng ngữ

Mở rộng phụ ngữ.

Xem lời giải

10. Sưu tầm một đoạn văn giải thích và nêu phương pháp giải thích trong đoạn văn đó.

Xem lời giải

Xem thêm các bài [Phát triển năng lực] Soạn văn 7 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài [Phát triển năng lực] Soạn văn 7 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình giúp bạn học tốt hơn.