[KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 9: Sự đa dạng của chất

Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 9: Sự đa dạng của chất sách "Kết nối tri thức". ConKec sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 9.1. Em hãy quan sát Hình 9

Liệt kê một số vật thế có trong Hình 9, phân loại vật thể đó và kể tên một số chất có trong vật thể đo theo bằng mẫu sau đây:

Trả lời:

Câu 9.2. Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

a) Chì khoe chì nặng hơn đồng.

Sao chì chẳng đúc nén cồng nên chiêng.

b) Nước cháy đá mòn.

c) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Trả lời:

Các chất được nói đến:

a) Chì, đồng.

b) Nước, đá.

c) Vàng.

Câu 9.3. Hãy kể tên hai vật thể được làm bằng:

a) Sắt.

b) Nhôm.

c) Gỗ,

Trả lời:

  • Vật thể làm từ sắt: đinh, dao,...
  • Vật thể làm từ nhôm: xoong, thìa,...
  • Vật thể làm từ gỗ: ghế, cửa,...

Câu 9.4. Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt có trong đoạn văn sau: "Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khác nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, đao,... ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim”.

Trả lời:

  • Tính chất vật lí của sắt: chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
  • Tính chất hoá học của sắt: để lâu trong không khí, sắt biến thành gỉ sắt.

Câu 9.5. Chuẩn bị 3 cây nến nhỏ.

a) Cho 1 cây nến vào nước. Nhận xét khả năng tan trong nước của nến.

b)  Cho 1 cây nến vào một cốc thuỷ tinh, đặt vào trong một nồi chứa nước và đun trên bếp đến khi nước sôi (cẩn thận kẻo nóng). Quan sát hiện tượng trong cốc và hãy cho biết đây là sự biến đổi vật lí hay hoá học.

c) Cây còn lại mang đốt, Quan sát sự thay đổi kích thước của cây nến. Sự thay đối đó thể hiện sự biến đổi vật lí hay biến đổi hoá học?

Trả lời:

a. Nến không tan trong nước.

b. Khi đun nóng nến sẽ nóng chảy. Đây là biến đổi vật lí.

c. Nến cháy là biến đối hoá học.

Xem thêm các bài Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CHƯƠNG II: CHẤT QUANH TA

CHƯƠNG III: MỘT SỐ VẬT LIỆU. NGUYÊN LIỆU. NHIÊN LIỆU. LƯƠNG THỰC- THỰC PHẨM THÔNG DỤNG

CHƯƠNG IV: HỖN HỢP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

CHƯƠNG V: TẾ BÀO

CHƯƠNG VI: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

CHƯƠNG VII: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

CHƯƠNG VIII: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG

CHƯƠNG IX: NĂNG LƯỢNG

CHƯƠNG X: TRÁI ĐẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ