Kể một tình huống bị bắt nạt mà em biết. Khi đó người bắt nạt đã tìm kiếm sự hỗ chợ như thế nào?

3. Liên hệ

Kể một tình huống bị bắt nạt mà em biết. Khi đó người bắt nạt đã tìm kiếm sự hỗ chợ như thế nào?

Bài Làm:

Bạn đọc Lê Vy: 

Phải chuyển trường để tránh bị bắt nạt

Mỗi ngày em tôi đi học, mẹ tôi cho vài cái bánh vào cặp để em tôi ăn giữa giờ cho đỡ đói. Tuy nhiên, nhiều hôm em tôi về nhà kể: "Bạn T. lấy mất bánh của con". Thời gian đầu mẹ tôi tưởng bạn nam cùng lớp chỉ lấy một vài cái bánh hay chỉ trêu đùa nên mẹ bỏ vào cặp nhiều bánh hơn cho em. 

Một phần do gia đình tôi nghĩ là trẻ con, nhiều khi thằng bé chỉ nghịch ngợm chọc ghẹo em tôi, hay thấy bánh lạ mà muốn thử nên nếu nói cô giáo sợ cô có ấn tượng không tốt, ảnh hưởng đến thằng bé. Nhưng sau nhiều lần em tôi méc: "Bạn T. ăn mất bánh của con", mẹ tôi bắt đầu đặt vấn đề với giáo viên. Dù vậy, cô giáo cũng chỉ nhắc nhở bạn nam trước lớp là "không được chọc ghẹo các bạn nữ" rồi thôi...

Bên cạnh bánh kẹo, bạn nam này không có bút chì, cục gôm, hay thước kẻ nên khi cần bạn đều lấy của những bạn khác. Rồi dụng cụ học môn thủ công và những món đồ chơi của các bạn trong lớp cũng bị bạn nam này "tịch thu". Trong giờ ăn cơm, nếu cô giáo không có mặt, bạn nam này sẽ đi chửi mắng những bạn chưa ăn cơm "thay cô" và "giúp cô" nhắc nhở mấy bạn trong những chuyện khác.

Ngoài bạn nam này, em tôi còn bị những học sinh lớp trên la mắng, chửi bới, và "tịch thu" đồ đạc. Khi được hỏi vì sao không nói với thầy cô về chuyện này thì em tôi giải thích do "anh chị đó là sao đỏ" hoặc "anh chị lớn hơn con".

Hết năm lớp 1, gia đình tôi quyết định chuyển em tôi vào một trường khác với mong muốn sẽ không gặp phải những tình huống như kể trên. Tuy nhiên, việc chuyển trường không phải là lý do chính khiến em tôi không còn bị bắt nạt. 

Bố mẹ tôi đã phải dành ra nhiều thời gian để dạy em ấy biết những gì các bạn được làm, và làm gì thì mình nên nói với cô. Đồng thời, bố mẹ đã rút kinh nghiệm nên quan tâm em tôi nhiều hơn trước mặt giáo viên để em tôi được giáo viên chú ý nhiều hơn.

=> Em bé trong chuyện đã tìm đến sự trợ giúp của gia đình. Và gia đình em đã chuyển em đến trường học mới.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: [Cánh diều] Giải đạo đức 2 bài 5: Khi em bị bắt nạt

Khởi động

Bạn Thỏ nên chọn con đường nào? Vì sao?

Xem lời giải

Khám phá

1. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi 

 

Chuyện gì xảy ra với heo con?

Khi đó heo con cảm thấy như thế nào?

Heo con đã làm gì?

Xem lời giải

2. Tìm hiểu một số hành vi bắt nạt khác

 

Xem lời giải

3. Chia sẻ vì sao cần tìm kiếm sự hỗ chợ khi bị bắt nạt

Nếu không tìm kiếm sự hỗ trợ khi bắt nạt điều gì sẽ xảy ra?

Xem lời giải

4. Thảo luận những việc nên làm khi bị bắt nạt

 

Xem lời giải

Luyện tập

1. Bày tỏ ý kiến

Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây khi bị bắt nạt?

A. Im lặng không nói với di.

B. Chia sẻ chuyện mình bị bắt nạt với người đáng tin.

C. Tìm sự giúp đỡ từ thầy cô, cha mẹ, bạn bè.

D. Bỏ chạy khỏi những người bắt nạt mình.

E. Hét to cho mọi người biết.

Xem lời giải

2. Xử lí tình huống

Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?

Tình huống 1: Bị giột mũ tình huống

2: Bị bắt nộp đồ chơi

3. Bị các bạn không chơi cùng

Xem lời giải

Vận dụng 

Lập bảng hướng dẫn tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

Xem lời giải

Lớp 2 | Để học tốt Lớp 2 | Giải bài tập Lớp 2

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 2, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 2 giúp bạn học tốt hơn.