Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài:Trong lớp anh (chị) có mội sô bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ, theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng câu tục

Câu 2: trang 91 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau:

Trong lớp anh (chị) có mội sô bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ, theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

Bài Làm:

Dàn ý:

1. Mở bài:

Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Chính từ những kinh nghệm đúc kết của bản thân mình nên chúng ta có câu tục ngữ:  "cái khó bó cái khôn”.

2. Thân bài:

Giải: giải thích câu tục ngữ:" Cái khó bó cái khôn":

  • Cái khó: là những khó khăn trở ngại trong cuộc sống mà mỗi người chúng ta ai trong đời cũng từng mắc phải
  • Cái khôn: là khả năng suy nghĩ sáng tạo cũng như những nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc, dự tính, phán đoán được tình huống phát triển của sự việc, đề ra cách thức giải quyết vấn đề không đề gặp phải.
  • : là cái trói buộc kìm hãm
  •  Cái khó bó cái khôn: Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người

Bình: Khẳng định lại tính đúng sai của vấn đề:

  • Mặt đúng: Con người bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh (ít hay nhiều)Chẳng hạn, những bạn có điều kiện thuận lợi như gia đình giàu có, thời gian nhiều, tài liệu đủ, thầy giỏi, bạn tốt.. .sẽ có thể học tốt hơn những bạn nhà nghèo, thời gian dành cho học tập ít. điều kiện lài liệu, thầy, bạn...cũng thiếu thốn.
  • Mặt chưa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vươn lên trên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh. Bằng chứng là nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn học tốt, ngược lại nhiều bạn có điều kiện thuận lợi nhưng do ỷ lại nên vẫn học yếu.

Luận: Đưa ra kết luận, nêu ra những ví dụ điển hình chứng minh cho câu tục ngữ

Rút: Đưa ra bài học cho bản thân và mọi người:

  • Trước khi suy tính vấn đề gì cần tính đến những điều kiện khách quan để hạn chế tối đa sự phụ thuộc của vấn đề đó vào yếu tố bên ngoài.
  • Trong hoàn cảnh nào cũng cần đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn.

3. Kết bài: Khẳng định, đánh giá

Hoàn cảnh khó khăn như những thách thức trên bước đường chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức được một thực tế nhưng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 10 tập 2 bài Lập dàn ý cho bài văn nghị luận trang 89 sgk

Câu 1: trang 91 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Sau đây là một đề làm văn:

"Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó "

Theo anh chị nên hiểu và vận dụng lời dậy đó như thế nào?

Một bạn đã tìm được một ý:

a) Giai thích khái niệm về tài và đức

b) Có tài mà không có đức là người vô dụng

c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

Hãy:

  • Bổ sung các ý còn thiếu
  • Lập dàn ý bài văn.

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Lập dàn ý cho bài văn nghị luận ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập