Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức

Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách mới kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 8: AN TOÀN KHI Ở TRƯỜNG (2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường.

- Biết cách lựa chọn các hoạt động an toàn và hướng dẫn các bạn vui chơi an toàn khi ở trường.

- Có ý thức phòng tránh rủi ro cho bản thân và những người khác.

- Tuyên truyền để các bạn cùng vui chơi và hoạt động an toàn khi ở trường.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng:

  1. Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. GV:

- Hình minh họa SGK phóng to (nếu có)

- Tranh, ảnh, video về các hoạt động an toàn và không an toàn khi ở trường (nếu có).

  1. HS: Một số tranh, ảnh về các hoạt động ở trường (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trong phần mở đầu :

+ Khi tham gia các hoạt động ở trường, em đã từng thấy hoạt động nguy hiểm nào?

+Nêu nguyên nhân xảy ra tình huống đó?

- GV khuyến khích, động viên HS chia sẻ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới.

KHÁM PHÁ

Mục tiêu: Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra cho bản thân và những người khác khi tham gia các hoạt động ở trường; biết lựa chọn và tham gia những trò chơi, hoạt động an toàn. Liên hệ được với thực tế và nêu được những hoạt động nên thực hiện, những tình huống rủi ro, nguy hiểm nên tránh để

đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác.

Cách tiến hành:

Bước 1: Thực hiện hoạt động 1

- Hướng dẫn HS quan sát hình, làm việc cặp đôi và thực hiện yêu cầu sau:

+ Các bạn trong từng hình đang làm gì?

+ Chỉ và nói tên những trò chơi/hoạt động an toàn, nên chơi ?

- Mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác theo dõi và

bổ sung.

- GV chốt lại

Bước 2: thực hiện hoạt động 2

- GV tổ chức HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Em và các bạn thường tham gia những hoạt động nào ở trường?

+ Những tình huống nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác? Tại sao?

+ Em cần làm gì để phòng tránh nguy hiểm khi tham gia các hoạt động ở trường?

- GV có thể gợi ý thêm: Tại sao em cho rằng hoạt động/tình huống đó là nguy hiểm? Điều gì sẽ xảy ra nếu tham gia các tình huống/hoạt động đó? Em sẽ khuyên bạn trong hình thế nào để tránh rủi ro?

- GV chốt những tình huống nào là rủi ro, nguy hiểm nên phòng tránh.

- GV có thể phân tích thêm mức độ nguy hiểm, rủi ro của các tình huống trong thực tế đời sống (Ví dụ: Chơi bắn súng cao su dễ bắn vào đầu, mắt người khác; đá bóng trong lớp có thể đá vào đầu, mặt các bạn hoặc làm hỏng đồ dùng trong lớp; đuổi bắt nhau dễ làm các bạn vấp ngã,...) và nhắc nhở HS nên tham gia các hoạt động, trò chơi an toàn.

- GV tổng hợp ý kiến và kết luận: Ở trường chúng ta tham gia nhiều hoạt động khác nhau; vì thế cần chú ý để tránh những tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

-  HS có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng (do có những HS đã từng chứng kiến tình huống nguy hiểm, có những HS chưa từng)

- Lắng nghe GV dẫn dắt vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả:

·        Hình 1: HS đùa nghịch, xô đẩy bạn trong nhà ăn;

·        Hình 2: HS bị ngã do đùa nghịch trong giờ học bơi;

·        Hình 3: Chơi đánh quay trong giờ học thể dục;

·        Hình 4: Nhóm HS chơi cờ vua; Hình 5: HS sử dụng dụng cụ lao động để trêu đùa nhau trong giờ lao động;

·        Hình 6: Nhóm HS chơi trò chơi rồng rắn lên mây.

·        Những tình huống nên chơi: hình 4,6,

·        Những tình huống không nên làm: hình 1,2,5

 

- HS thảo luận theo cặp và tìm câu trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và trả lười câu hỏi.

 

 

 

 

- Lắng nghe GV phân tích và kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe tổng kết.

 

 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

THỰC HÀNH

Mục tiêu: Dán đúng cánh hoa vào từng bông hoa. Thông qua trò chơi, HS nhận biết rõ hơn những hoạt động/tình huống nên thực hiện và không nên thực hiện để phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường.

Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tìm những cánh hoa.

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị hình chậu hoa về hoạt động vệ sinh sân trường để HS gắn

cánh hoa như gợi ý trong SGK (số lượng cánh hoa có thể nhiều hơn).

- Dán các hình chậu hoa lên bảng.

- Phân công chậu hoa cho mỗi nhóm.

- Cách chơi:

+ Chia lớp thành các đội (phụ thuộc vào số chậu hoa GV chuẩn bị).

+ Phát cho mỗi đội chơi một bộ cánh hoa để HS điển những việc nên làm hoặc không nên làm vào mỗi cánh hoa để gắn cho phù hợp.

+ Khi GV phát lệnh “Bắt đầu” thành viên của mỗi đội thảo luận và ghi những việc nên làm và không nên làm vào các cánh hoa, sau đó nhanh chóng lên gắn vào bông hoa của nhóm mình.

+ Đội nào dán đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc.

- GV nhận xét, tổng kết

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

HS có ý thức phòng tránh rủi ro cho bản thân và những người khác; Biết tuyên truyền để các bạn cùng vui chơi và hoạt động an toàn khi ở trường.

Cách tiến hành:

Bước 1: Thực hiện hoạt động 1

- GV cho HS quan sát hình, nêu tình huống trong hình, sau đó đưa ra cách xử lí của mình.

Tính huống 1:

- GV gợi ý cho HS: Hai bạn nhỏ đang làm gì? Theo em, việc làm đó đúng hay sai?

Em sẽ nhắc nhở hai bạn như thế nào?

-  GV có thể chốt kiến thức: Hai bạn nhỏ đang định rủ nhau trốn vào bể bơi của trường để chơi, dù bên ngoài đã có quy định: “Không được tự ý vào bể bơi” Việc làm đó là sai vì có thể gây nguy hiểm cho hai bạn. Ở trong tình huống đó, em nên khuyên ngăn hai bạn không tự ý vào khi không có thầy cô giáo đi cùng.

Tình huống 2: Hai bạn nhỏ đnag làm gì? Theo em việc làm đó đúng hay sai? Em sẽ nhắc nhớ các bạn như thế nào?

- GV kết luận.

Bước 2: Thực hiện hoạt động 2

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân: Viết lời cam kết của em.

- Gợi ý và hướng dẫn để HS viết vào vở 3 điều cam kết để đảm bảo an toàn khi tham

gia các hoạt động ở trường.

- Tổ chức cho HS chia sẻ những điểu mình đã cam kết và nói lí do vì sao lại cam kết

những điều đó.

- GV dặn dò HS tiếp tục hoàn thành ở nhà để chia sẻ với các bạn vào giờ học sau, đồng thời nhắc nhở các em cố gắng thực hiện những điều đã cam kết.

- GV lắng nghe đi đến kết luận: Khi tham gia các hoạt động ở trường, nhớ giữ an toàn và phòng tránh nguy hiểm, rủi ro em nhé!

* Hướng dẫn về nhà: HS thực hiện cam kết đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

- HS phân chia đội chơi và tham gia trò chơi.

 

 

 

- Đội thua cuộc sẽ phải làm theo yêu cầu của đội thắng cuộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sat hình ảnh và suy nghĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xử lí tình huống.

 

 

- Đại diện HS trình bày cách xử lí 2 tình huống trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

 

 

- HS suy nghĩ và viết cam kết vào vở

 

 

- HS chia sẻ 3 cam kết mình đã viết.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

- Về nhà hoàn thành và thực hiện cam kết.

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 9: GIỮ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC (2tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường.

- Chia sẻ được cảm nghĩ của bản thân sau khi tham gia các hoạt động giữ vệ sinh, làm đẹp trường lớp.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng:

  1. Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. GV:

- Hình minh họa SGK phóng to (nếu có)

- Video ghi lại một số hoạt động làm đẹp trường lớp (nếu có).

  1. HS: Tranh, ảnh chụp về những việc làm giữ vệ sinh trường lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát hình sân trường sau tiết học sinh hoạt dưới cờ và trả lời câu hỏi : Em thấy khung cảnh sân trường như thế nào? Nhìn hình ảnh đó, em có cảm nghĩ gì?

- GV động viên và dẫn dắt vào tiết học mới.

KHÁM PHÁ

Mục tiêu: Nhận biết được những việc làm, hành vi làm trường lớp mất vệ sinh và thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường.

Cách tiến hành:

 - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, quan sát hình và trả lời câu hỏi: Các bạn trong hình đang làm gì? Những việc làm của các bạn mà em không đồng tình? Vì sao?

- Gọi một số HS trả lời, các bạn khác theo đõi, bổ sung ý kiến.

- GV có thể hỏi thêm: Nếu là em, em sẽ làm gì trong từng tình huống mà em không đồng tình?

- GV đi đến kết luận: Trường học là nơi các em được tham gia hoạt động học tập và vui chơi. Vì vậy, thực hiện được việc giữ gìn trường học, lớp học sạch đẹp chính là thể hiện tình yêu đối với trường lớp của mình.

THỰC HÀNH

Mục tiêu: HS kể được những việc nên, không nên làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Có ý thức giữ gìn và nhắc nhở mọi người cùng nhau giữ vệ sinh trường lớp.

Cách tiến hành:

- GV cho HS thảo luận cặp đôi và chỉ ra những việc nên làm, không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường.

- GV có thể nêu một số việc nên làm và không nên làm theo gợi ý dưới dây cho HS:

+ Những việc nên làm:

·        Quét sân trường, lớp học

·        Lau chùi bàn cửa sổ, lớp học

·        Chăn sóc cây

·        Không vứt rác bừa bãi ra trường, lớp,…

+ Những việc không nên làm:

·        Vứt rác bừa bãi ra trường, lớp học

·        Lấy phấn, bút màu vẽ bậy lên tường, bàn ghế

·        Hái hoa, bẻ cảnh,….

- GV kết luận.

VẬN DỤNG

 Mục tiêu: HS có ý thức tham gia các hoạt động giữ sạch trường lớp của mình.

Cách tiến hành:

- GV cho HS kể những việc mình đã làm để giữ vệ sinh trường học và chia sẻ với bạn, sau đó chia sẻ với người thân. Trong khi kể, khuyến khích HS chia sẻ cảm nhận của mình.

- Cho HS đọc lời chốt của Mặt Trời để khắc sâu kiến thức: Trồng thêm hay chăm sóc một cây xanh cũng là góp phần giữ sạch trường lớp của mình đấy!

 

 

 

 

- HS quan sát sân trường và nêu ý kiến. HS có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng.

 

- HS nghe GV dẫn dắt vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và suy nghĩ tìm câu trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả, HS khác bổ sung và nhận xét.

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận.

 

- Trong quá trình các nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể đặt thêm câu hỏi: Tại sao đó là việc nên làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp? Tại sao đó là việc không nên làm?

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV kết luận.

 

 

 

 

 

- HS kể những việc làm mình đã làm để giữ vệ sinh trường học và chia sẻ với bạn

 

- HS đọc lời chốt.

Xem thêm các bài Giáo án tự nhiên xã hội 2, hay khác:

Bộ Giáo án tự nhiên xã hội 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 2.

Lớp 2 | Để học tốt Lớp 2 | Giải bài tập Lớp 2

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 2, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 2 giúp bạn học tốt hơn.