Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 Cánh diều

Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách mới cánh diều. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.

- Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.

- Nói được sự cần thiết của việc quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện được những việc làm thể hiện điều đó.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Năng lực riêng: Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

  1. Phẩm chất : Bồi dưỡng tình yêu yêu gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Một số tranh, ảnh về gia đình.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS giới thiệu các thành viên trong gia đình mình theo thứ tự từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất.

- GV cùng cả lớp lắng nghe một số bạn đứng dậy giới thiệu.

- GV đặt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào không? Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thành viên trong gia đình bạn Hà và bạn An; giới thiệu được các thế hệ trong gia đình em; cắt, dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình em.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình gia đình bạn Hà và bạn An:

Gia đình bạn Hà

Gia đình bạn An

- GV giải thích: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+  Gia đình bạn Hà và bạn An có mấy thế hệ?

+ Kể tên các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà, gia đình bạn An.

- GV yêu cầu HS giới thiệu về các thế hệ trong gia đình theo gợi ý sau:

+ Gia đình em có mấy thế hệ?

+ Kể tên các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình?

- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ gia đình bạn Hà, gia đình bạn An để vẽ, viết hoặc cắt, dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình em

- Gv mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm những ai và xưng hô với nhau như thế nào?

 

Hoạt động 2 : Chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An; kể một số việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc trong gia đình em; lý do mọi người trong gia đình cần thể hiện điều đó. 

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 8, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nói về sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy kể tên một số việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình em?

+ Theo em, vì sao mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau?

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 9 và cho biết bạn An, bạn Hà đã làm gì để thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương với những thành viên thuộc các thế hệ trong gia đình?

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Kể những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình mình.

+  Em thích việc làm nào nhất? Vì sao?

- GV chốt lại bài học, bắt nhịp cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh để HS thấy được sự quan trọng của gia đình, HS cần biết quý trọng tất cả các thế hệ trong gia đình.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Mỗi gia đình có một hoặc nhiều thế hệ cùng chúng sống. Các thế hệ trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau.

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: HS giới thiệu ngắn gọn từng thành viên trong gia đình theo một số gợi ý: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

- HS đọc câu hỏi, tìm câu trả lời

+ Gia đình Hà có 2 thế hệ (thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là anh em Hà)

+ Gia đình An có 3 thế hệ (thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là anh em An).

- HS giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình.

- HS tự vẽ sơ đồ gia đình

 

 

- HS trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, nêu những việc làm của bạn Hà và bạn An đã làm :

+ Tranh 1 : bóp vai cho bà

+ Tranh 2 : giúp bố thu hoạch rau

+ Tranh 3 : xếp quần áo gọn gàng

+ Tranh 4 : Làm thiệp tặng mẹ…

 

- HS tự liên hệ với bản thân, kể ra những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình.

 

 

- HS nghe GV chốt kiến thức, đồng thanh hát bài cả nhà thương nhau.

 

- HS lắng nghe GV chuẩn kiến thức bài học.

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.

- Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.

- Nói được sự cần thiết của việc quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình và thực hiện được những việc làm thể hiện điều đó.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Năng lực riêng: Bày tỏ được tình cảm của bản thân đối với các thành viên trong gia đình.

  1. Phẩm chất : Bồi dưỡng tình yêu yêu gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Một số tranh, ảnh về gia đình.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

  1. Đối với học sinh

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS giới thiệu các thành viên trong gia đình mình theo thứ tự từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất.

- GV cùng cả lớp lắng nghe một số bạn đứng dậy giới thiệu.

- GV đặt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào không? Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các thành viên trong gia đình bạn Hà và bạn An; giới thiệu được các thế hệ trong gia đình em; cắt, dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình em.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình gia đình bạn Hà và bạn An:

Gia đình bạn Hà

Gia đình bạn An

- GV giải thích: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+  Gia đình bạn Hà và bạn An có mấy thế hệ?

+ Kể tên các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà, gia đình bạn An.

- GV yêu cầu HS giới thiệu về các thế hệ trong gia đình theo gợi ý sau:

+ Gia đình em có mấy thế hệ?

+ Kể tên các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình?

- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ gia đình bạn Hà, gia đình bạn An để vẽ, viết hoặc cắt, dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình em

- Gv mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm những ai và xưng hô với nhau như thế nào?

 

Hoạt động 2 : Chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An; kể một số việc làm thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc trong gia đình em; lý do mọi người trong gia đình cần thể hiện điều đó. 

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 8, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nói về sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy kể tên một số việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình em?

+ Theo em, vì sao mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau?

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 9 và cho biết bạn An, bạn Hà đã làm gì để thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương với những thành viên thuộc các thế hệ trong gia đình?

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Kể những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình mình.

+  Em thích việc làm nào nhất? Vì sao?

- GV chốt lại bài học, bắt nhịp cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh để HS thấy được sự quan trọng của gia đình, HS cần biết quý trọng tất cả các thế hệ trong gia đình.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Mỗi gia đình có một hoặc nhiều thế hệ cùng chúng sống. Các thế hệ trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau.

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: HS giới thiệu ngắn gọn từng thành viên trong gia đình theo một số gợi ý: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

- HS đọc câu hỏi, tìm câu trả lời

+ Gia đình Hà có 2 thế hệ (thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là anh em Hà)

+ Gia đình An có 3 thế hệ (thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là anh em An).

- HS giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình.

- HS tự vẽ sơ đồ gia đình

 

 

- HS trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS sinh quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, nêu những việc làm của bạn Hà và bạn An đã làm :

+ Tranh 1 : bóp vai cho bà

+ Tranh 2 : giúp bố thu hoạch rau

+ Tranh 3 : xếp quần áo gọn gàng

+ Tranh 4 : Làm thiệp tặng mẹ…

 

- HS tự liên hệ với bản thân, kể ra những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình.

 

 

- HS nghe GV chốt kiến thức, đồng thanh hát bài cả nhà thương nhau.

 

- HS lắng nghe GV chuẩn kiến thức bài học.

 

 

Xem thêm các bài Giáo án tự nhiên xã hội 2, hay khác:

Bộ Giáo án tự nhiên xã hội 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 2.

Lớp 2 | Để học tốt Lớp 2 | Giải bài tập Lớp 2

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 2, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 2 giúp bạn học tốt hơn.