Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức

Giáo án lịch sử 6 sách mới kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ

TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

BÀI 11: CÁC QUỐC GIA SƠ KỈ Ở ĐÔNG NAM Á

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Trình bày được sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á.
  • Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
  • Năng lực riêng:
  • Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
  • Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
  1. Phẩm chất

Yêu đất nước, tự hào về khu vực Đông Nam Á; có ý thức xây dựng Cộng đồng Đông Nam Á đoàn kết và cùng phát triển.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Lược đồ các quốc gia sơ kì và phong kiến ở Đông Nam Á (treo tường hoặc dùng file trình chiếu).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu trả lời câu hỏi: Em đã được học về Trung Quốc và Ấn Độ  - những nền văn minh lớn của nhân loại. Em có biết giữa hai trung tâm văn minh này là khu vực nào không ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

Giữa hai trung tâm văn minh Trung Quốc và Ấn Độ là khu vực Đông Nam Á.

- GV đặt vấn đề:  Được coi là “ngã tư đường” của thế giới, Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng. Vị trí này đã mang lại những thuận lợi gì cho việc hình thành các quốc gia đầu tiên? Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nào? Quá trình đó diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải đáp trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cái nôi của nền văn minh lúa nước

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vị trí địa lý của Đông Nam Á trên bản đồ; nhận biết được đặc điểm nổi bật về địa hình của Đông Nam Á; nêu được tên một số con sông lớn ở Đông Nam Á.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 Cái nôi của nền văn minh lúa nước sgk trang 51.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk trang 51: Dựa vào thông tin ở trên, kết hợp khai thác lược đồ Hình 1 trang 52, hãy mô tả vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á?

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV yêu cầu HS xác định trên lược đồ Hình sgk trang 52:

+ Hãy kể tên những con sông lớn ở Đông Nam Á lục địa?

+ Những con sông ấy mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho cuộc sống của cư dân Đông Nam Á?

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Cái nôi của nền văn minh lúa nước

 

 

 

- Vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á: Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, từ lâu Đông Nam Á vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

+ Địa hình bị chia cắt thành Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa khác biệt nhau.

+ Yếu tố gió mùa, lượng mưa lớn mang lại những thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước và nhiều cây trồng khác.

 

 

- Tên những con sông lớn ở Đông Nam Á: I-ra-oa-di, Mê Công, Chao Phray-a, sông Hồng.

- Thuận lợi: mang lại nguồn nước tưới phong phú, dồi dào, lượng phù sa màu mỡ, thuận lợi cho cuộc sống định cư của cư dân làm nông nghiệp; việc đi lại, di chuyển trên sông thuận lợi hơn; nguồn lợi thủy sản làm thức ăn rất đa dạng.

- Khó khăn: khi mực nước của các sông này dâng cao, thường gây ra lũ lụt, khiến đời sống cư dân gặp nhiều khó khăn.

 

 

Hoạt động 2: Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được một số quốc gia sơ kì trong khu vực; thấy được những bằng chứng về giao lưu thương mại Đông Nam Á với các nước trên thế giới.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3 và đọc nội dung mục 2 Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á sgk trang 51,52,53.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk trang 53:

+ Hãy chỉ và kể tên một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á trên lược đồ Hình 1 trang 53.

+ Tư liệu trang 52 và Hình 2,3 chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?

(Để trả lời câu hỏi này, GV gợi ý cho HS một số câu hỏi:

·        Đoạn tư liệu và hình ảnh nhắc đến di chỉ khảo cổ ở đâu?

·        Ở các di chỉ khảo cổ đó, người ta tìm thấy những gì?

·        Những hiện vật được tìm thấy cho em biết điều gì?

·        Tư liệu cho em biết điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á với các nước trên thế giới?)

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV mở rộng kiến thức bằng việc đặt cho HS câu hỏi và yêu câu trả lời: Em có nhận xét gì về phạm vi hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Cái nôi của nền văn minh lúa nước

 

 

 

 

 

 

- Kể tên một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á trên lược đồ Hình 1 trang 53: Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (thuộc Việt Nam), các vương quốc ở hạ lưu sống Chao Phray-a (thuộc Thái Lan) và các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay.

- Giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên: xuất hiện việc buôn bán, trao đổi giữa thương nhân Đông Nam Á với các thương nhân Hán, người Ấn Độ, thậm chí cả người La Mã. Chứng tỏ, ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên đã có những trung tâm buôn bán quốc tế tương đối sâm uất, thu hút nhiều thương nhân các nước đến đây trao đổi hàng hoá.

 

 

 

- Các quốc gia sơ kì được hình thành ở cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo nhưng tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa (do điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, nhiều con sông lớn thuận lợi cho dân cư quần tụ, sinh sống).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  3. Ni dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sn phm hc tp: Kết quả của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 trong trang 53 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Sự tác động của giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á:

- Thông qua giao lưu thương mại, kích thích nền kinh tế các vương quốc Đông Nam Á sơ kì phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

- Đồng thời, qua đó, tăng cường tiếp xúc, giao lưu văn hoá với các nền văn hoá lớn, học

tập chữ viết, cách tổ chức nhà nước, kĩ thuật, nghệ thuật, tư tưởng....

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 2,3 trang 53 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 2: (Gợi ý) Sưu tầm thông tin từ sách báo, internet về quá trình hình thành của Âu Lạc: Nông nghiệp dùng cày ngày càng phát triển, cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi và đánh cá, làm nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công xuất hiện. Sự chuyển biến trong kinh tế tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng và phổ biến. Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phảo có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này yêu cầu chống ngoại xâm được đặt ra. Những điều đó dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

Câu 3: Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt Nam liên quan đến lúa gạo:

  • Chuột sa chĩnh gạo
  • Gạo đổ bốc chẳng đầy thưng
  • Gạo thóc về ngài, tấm cám về tôi
  • Cơm không ăn gạo còn đó
  • Cơm hẩm cà thiu
  • Cơm hàng cháo chợ
  • Cơm lạnh canh nguội
  • Cơm sôi bớt lửa chồng giận bớt lời

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

 

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

 

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12: SỰ HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN

CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN Ở ĐÔNG NAM Á

(TỪ THẾ KỈ VII-  THẾ KỈ X)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Trình bày được quá trình hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).
  • Kể tên được một số quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
  • Phân tích được tác động chính của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỉ X.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
  • Năng lực riêng:
  • Đọc và chỉ được ra thông tin quan trọng trên lược đồ.
  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
  1. Phẩm chất

Tự hào về Đông Nam Á từ xa xưa đã là điểm kết nối quan trọng trên tuyến đường thương mại giữa phương Đông và phương Tây, đây là nền tảng để Đông Nam Á phát huy những lợi thế sẵn có, hoà nhập vào thương mại Thái Bình Dương sôi động bậc nhất thế giới hiện nay.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Lược đồ các quốc gia sơ kì và phong kiến ở Đông Nam Á treo tường hoặc file trình chiếu
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 - Một số sản phẩm gia vị chủ yếu của Đông Nam Á (sgk trang 55).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV đặt vấn đề: Không chỉ là quê hương của cây lúa nước, Đông Nam Á còn có rất nhiều cây hương liệu và gia vị quý. Do đó, với lợi thế về vị trí địa lí, các thương cảng Đông Nam Á đã trở thành những trung tâm buôn bán gia vị khá sôi động, nơi gặp gỡ giao lưu của thương nhân từ nhiều nơi trên thế giới. Dựa trên nền tảng những quốc gia sơ kì, các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á đã được hình thành ra sao và sự phát triển kinh tế, sự hoàn thiện về bộ máy chính trị của các vương quốc đó thể hiện thế nào? Đó là những nội dung chính của bài học ngày hôm nay - Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự hình thành các vương quốc phong kiến

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á; phạm vi hình thành các quốc gia phong kiến này.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 Sự hình thành các vương quốc phong kiến sgk trang 54.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk trang 54: Quan sát lược đồ Hình 1 trang 52 và thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và xác định nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk, GV mở rộng thêm kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về phạm vi hình thành các vương quốc phong kiến này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến

 

 

 

- Tên và nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: quốc gia Đại Cồ Việt (Bắc Việt Nam); các vương quốc Sri Kse-tra của người Môn và Pa-gan của người Miến (ở lưu vực sông I-ra-oa-đi); Vương quốc Đra-ra-va-ti của người môn, Chân Lạp của người Khơ-me (ở lưu vực sông Chao Phray-a); Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai (trên đảo Xu-ma-tra); Vương quốc Ka-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a (trên đảo Gia-va).

 

- Các quốc gia phong kiến này hình thành trên cơ sở các quốc gia sơ kì trước đây.

Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được sự giàu có về sản vật của nhiều nước Đông Nam Á thông qua ghi chép của thương nhân nước ngoài; nêu được trong những thế kỉ từ VII đến thế kỉ X, các vương quốc phong kiến đã đạt được sự phát triển kinh tế khá mạnh, chủ yếu là nông nghiệp.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1 - Một số sản phẩm gia vị chủ yếu của Đông Nam Á (sgk trang 55) và đọc nội dung mục 2 Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X (sgk trang 54,55).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk trang 55:

+ Khai thác tư liệu trên và cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của vương quốc Sri Vi-giay-a?

+ Hãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

 

 

 

 

 

 

 

- Thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật: dầu thơm, cây thuốc, long não, trầm hương, đinh hương, sa nhân của vương quốc Sri Vi-giay-a.

- Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:

+ Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển.

+ Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu Vực sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông l-ra-oa-di (Mi-an-ma ngày nay)....

+ Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.

+ Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vigiay-a),.. Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  3. Ni dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sn phm hc tp: Kết quả của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2 trong trang 55 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế để phát triển kinh tế:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: mạng lưới sông ngòi dày đặc, gió mùa kèm theo mưa, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước, sản vật phong phú.

- Vị trí địa lí: nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối các quốc gia phương Đông với Địa Trung Hải, thuận tiện cho nhu cầu trao đổi sản phẩm, vì thế việc buôn bán theo đường ven biển rất phát triển. Vị trí đó cũng giúp đẩy nhanh quá trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa với các nước và khu vực xung quanh, đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước.

Câu 2: Sự tác động của hoạt động giao lưu thương mại đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

- Các quốc gia Đông Nam Á trở thành những điểm dừng chân lí tưởng cho các tuyến buôn bán đường biển kết nối Á - Âu.

- Thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực, xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm, Pa-lem-bang.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 trang 55 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) mô tả sự hấp dẫn của nguồn gia vị ở các vương quốc Đông Nam Á đối với thương nhân nước ngoài: Cùng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu, khu vực Đông Nam Á đã được ban tặng nhiều sản vật phong phú, trong đó gia vị là "món quà" được các nước phương Tây cực kì ưa chuộng. Một số sản phẩm gia vị gồm: tiêu bắc, quế, hồi, trầm hương, gừng, đinh hương,... Những gia vị này mang lại mùi vị riêng biệt, đặc trưng không thể nhầm lẫn với các món ăn phương Tây. Cho đến ngày nay, các sản phẩm này vẫn được xuất khẩu nhiều và mang lại nguồn thu không nhỏ cho các quốc gia Đông Nam Á.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp    đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

 

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

 

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 13: GIAO LƯU VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á

TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
  • Năng lực riêng:
  • Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
  • Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
  1. Phẩm chất
  • Tự hào về những thành tựu văn hoá - văn minh của các nước Đông Nam Á.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử và địa lí 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử và địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ