Giáo án Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giáo án địa lí 6 sách mới kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

BÀI 9: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC TẾ

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
  • Có hiểu biết về la bàn và phương hướng ngoài thực tế
  1. Kĩ năng và năng lực
  2. Kĩ năng:
  • Biết cách xác định phương hướng dựa vào la bàn hoặc quan sát các hiện tượng tự nhiên
  • Biết quan sát và sử dụng các hiện tượng thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống hằng ngày
  1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

- Năng lực riêng: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.

  1. Phẩm chất
  • Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung
  • Gần gũi gắn bó hơn với thiên nhiên xunh quanh
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • La bàn
  • Điện thoại thông minh có la bàn
  • Tranh ảnh, video về tìm phương hướng trong thực tế
  1. Đối với học sinh: vở ghi, sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình bày vấn đề:Trong cuộc sống, nhiều khi con người rơi vào những tình huống hết sức khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do bị mất phương hướng Đó là khi bị lạc trong rừng, lênh đênh giữa đại dương hoặc lạc lối giữa một vùng đất xa lạ,... Khi đó, xác định phương hướng ngoài thực tế là một kĩ năng cần thiết để chúng ta có thể vượt qua hiểm nguy. Vậy làm thế nào để xác định được phương hướng ngoài thực tế, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay”

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định phương hướng bằng la bàn

  1. Mục tiêu: Biết được cấu tạo, cách sử dụng của la bàn
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

a. Cấu tạo la bàn

+ GV giới thiệu là bàn cầm tay và la bàn trong điện thoại thông minh cho HS

? Cấu tạo của la bàn

? Cách xác định hướng trên la bàn

b. Cách sử dụng

+ GV hướng dẫn HS cách sử dụng

+ GV làm ví dụ mẫu về tìm hướng của một đối tượng cụ thể (cửa lớp học, bằng, góc lớp,...)

+ GV yêu cầu các HS làm việc theo nhóm nhỏ sử dụng la bàn và yêu cầu HS tìm phương hưởng của một đối tượng cụ thể bằng la bàn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Xác định phương hướng bằng la bàn

a. Cấu tạo la bàn

- Kim là bàn chỉ hướng bắc (B) có màu nổi bật và các hướng (độ) khác (N, T, Đ) trên là bàn.

b. Cách sử dụng

+ Đặt la bàn thẳng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại.

+ Chỉnh vị trí để kim la bàn chỉ hướng bắc trùng với với góc 0°. Khi đó ta đã xác định được hướng bắc - nam trong thực tế, từ hướng bắc – nam này, ta sẽ xác định được các hướng còn lại.

 

 

Hoạt động 2: Xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên

  1. Mục tiêu: Giúp học sinh có khả năng xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bài học trước và kinh nghiệm thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

? Mặt Trời mọc và lặn ở hướng nào

+ GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK và đặt câu hỏi về cách xác định các hướng.

? Mô tả cách xác định

+ GV mở rộng phần “Em có biết”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên

- Mặt Trời mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây

- Dựa vào hướng mặt trời mọc chúng ta có thể biết được phương hướng một cách tương đối chính xác. Mặt Trời mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây, từ đó xác định được các hướng khác

- Mô tả: Khi mặt trời mọc chúng ta đứng quay mặt về phía MT nghĩa là nhìn về hướng đông, đối diện hướng đông ( phía sau) là hướng tây, tay trái là hướng bắc, tay phải là hướng nam

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Hãy nêu một số cách xác ssinhj phương hướng ngoài thực tế

Câu 2: Quan sát Mặt Trời hoặc sử dụng la bàn, hãy xác định khi đi từ nhà đến trường trước tiên em phải đi về hướng nào

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Một số cách xác định phương hướng ngoài thực tế sử dụng la bàn, dựa vào hướng Mặt Trời mọc và lặn, dựa vào sao Bắc Cực, hướng di chuyển của đàn chim di cư, hướng quay của hoa hướng dương khi nở...

Câu 2: Quan sát Mặt Trời vào buổi sáng hoặc buổi chiều, xác định khi đi từ nhà đến trường, trước tiên phải đi về hướng nào. HS nhớ lại việc xác định phương hướng dựa vào Mặt Trời để trả lời

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Về mùa đông giá rét, loài chim di trú thường bay về phương nào để cư trú:
A.Phương Đông.
B.Phương Bắc
C.Phương Tây.
D.Phương Nam

Câu 2: La bàn là dụng cụ để tìm phương hướng:
A.Có dùng trong đường thủy
B.Có dùng trong đường hàng không.
C.Có dùng trong đường bộ
D.Cả ba đều đúng.

Câu 3: Khi sử dụng la bàn cần tránh:
A.Khối sắt, dây điện cao thế
B.Hàng rào kẽm gai, đườngray xe lửa
C.Súng đạn mang theo mình
D.Cả 3 đều đúng

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:1 - D, 2 - D, 3 - D

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

 

BÀI 10: CẤU TỌA CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
  • Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp.
  • Xác định được trên được đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xã vào nhau.
  1. Kĩ năng và năng lực
  2. Kĩ năng:
  • Nêu và xác định được trên lược đó tên 7 địa mảng (mảng kiến tạo) lớn của vỏ Trái Đất và tên các cặp địa mảng xô vào nhau.
  • Sử dụng hình ảnh để xác định được cấu tạo bên trong của Trái Đất
  1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

- Năng lực riêng: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.

  1. Phẩm chất
  • Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung
  • Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Sơ đồ cấu trúc bên trong của Trái Đất
  • Các video về cấu tạo của Trái Đất và các địa mảng
  • Phiếu học tập
  • Lược đồ các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất
  1. Đối với học sinh: vở ghi, sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình bày vấn đề:

GV: chiếu hình ảnh về Hệ Mặt Trời và yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:

 + Chúng ta đang sinh sống ở hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời?

 + Vì sao hành tinh này duy nhất có sự sống?

 + Tại sao bề mặt Trái Đất ¾ là nước mà không gọi là Trái nước, lại gọi là Trái Đất?

HS: nghiên cứu trả lời.

GV: nhận xét và vào bài mới: Trái Đất có cấu tạo ra sao? Mảng kiến tạo là gì? Để hiểu rõ hơn chúng ta vào bài mới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

  1. Mục tiêu: Biết được cấu tạo bên trong của Trái Đất
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK

+ Chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu và làm phiếu học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

- TĐ được cấu tọa bởi 3 lớp : từ ngoài vào trong gồm: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân Trái Đất

- Phiếu học tập

       Lớp

 

Đặc điểm

Vỏ Trái Đất

Man-ti

Nhân

Độ dày

5-70km

2830 km

3471 km

Trạng thái

Rắn

Quánh dẻo đến rắn

Lỏng đến rắn

Nhiệt độ

Có thể đến 1000oC

1500 – 3700oC

Khoảng 5000oC

 

Phiếu học tập

                           Lớp

 

Đặc điểm

Vỏ Trái Đất

Man-ti

Nhân

Độ dày

 

 

 

Trạng thái

 

 

 

Nhiệt độ

 

 

 

 

Hoạt động 2: Các địa mảng

  1. Mục tiêu: Trái Đất không phải một khối mà được cấu tạo bởi một số mảng
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV cho HS xem video về các địa mảng hoặc quan sát lược đồ các địa mảng của lớp vỏ TĐ trong SGK

? Nêu tên 7 địa mảng của lớp vỏ TĐ

? Theo em VN nằm ở mảng nào

+ HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn để hoàn thành nhiệm vụ

? Địa mảng đứng yên hay di chuyển

? Các định các địa mảng nào xô vào nhau và đới tiếp giáp

+ GV cho hs đọc phần “Em có biết”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Các địa mảng

- 7 địa mảng lớp vỏ TĐ:

+ Mảng Âu – Á

+ Mảng Thái Bình Dương

+ Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a

+ Mảng Phi

+ Mảng Bắc Mỹ

+ Mảng Nam Mỹ

+ Mảng Nam Cực

- VN nằm ở mảng Âu – Á

- Các địa mảng có sự di chuyển (dựa vào hướng mũi tên để biết): tách xa nhau hoặc xô vào nhau

- Các cắp mảng xô vào nhau: mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a, mảng Thái Bình Dương  và mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Vẽ vào vở một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất, thể hiện trên đó cấu tạo bên trong của Trái Đất

Câu 2: Tìm kiếm thông tin và trình bày về vành đai núi lửa Thái Bình Dương

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: GV hướng dẫn hs vẽ 1 vòng tròn, chia thành 3 vòng tròn nhỏ bên trong với các màu sắc khác nhau thể hiện các lớp của Trái Đất

Câu 2: Vành đai lửa (Ring of Fire) hay Vành đai lửa Thái Bình Dương là cách gọi một khu vực rộng lớn bao gồm một chuỗi các núi lửa, các điểm thường xảy ra động đất và các mảng kiến tạo bao quanh khu vực Thái Bình Dương. Nó có hình dạng tương tự vành móng ngựa và trải dài trong khoảng 40.000 km từ mũi phía nam của Nam Mỹ tới tận New Zealand. Nó gắn liền với 1 dãy liên tục các rãnh đại dương, vòng cung quần đảo, các dãy núi lửa và/hoặc sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Đôi khi nó còn được gọi là vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Khoảng 90% tổng số cơn địa chấn toàn thế giới xảy ra dọc theo khu vực này, và nằm rải rác trong vành đai này là 75% số núi lửa đang hoạt động trên Trái đất, 452 núi lửa. Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng và của sự chuyển động và va chạm của các mảng lớp vỏ Trái Đất. 

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Xem thêm các bài Giáo án lịch sử và địa lí 6, hay khác:

Bộ Giáo án lịch sử và địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ