Giáo án giáo dục công dân 6: Bài Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: .................................... Ngày dạy:……………………………
Tiết 29.
Bài 16:
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÍNH MẠNG
THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (tiếp theo)

I/ Mục tiêu.
1/ Về kiến thức:
- Giúp HS hiểu những qui định của pháp luật về quyền được PL bảo hộ về tính mạng,thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần phải giữ gìn và bảo vệ.
2/ Về kỹ năng:
a. Kỹ năng bài học :
- Biết bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm. Không xâm hại đến người khác.
b. Kỹ năng sống:
-Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định.
3/ Về thái độ:
- Có thái độ quí trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân, đồng thời tôn trọng tính mạng,sức khoẻ, danh sự, nhân phẩm của người khác.
4/ Năng lục cần hình thành cho HS:
-Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và accs chuẩn mực đạo đức xã hội.
-Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân.
-Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước
II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống.
- HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ.
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY
1. Phương pháp:
- Giải quyết vấn đề
-Động não
-Xử lí tình huống
-Liên hệ và tự liên hệ
- Thảo luận nhóm....
- Kích thích tư duy
- Sắm vai.
2.Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút.
IV/TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÓA DỤC :
1/Ổn định tổ chức:( 1 phút)
Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do).
2/Kiểm tra bài cũ:(4 phút)
- Hãy nêu quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm của công dân?
- Đáp: Là quyền cơ bản của công dân
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

Để hiểu được như thế nào là biết tôn trọn tính mạng, thân thể, sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm của người khác và tự biết bảo vệ quyền của mình như thế nào. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài 16 “Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: qui định của pháp luật về quyền được PL bảo hộ về tính mạng,thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần phải giữ gìn và bảo vệ
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp nội dung bài học.
* Đưa tình huống:
1. Giờ kiểm tra Huy không cho Hải xem bài. Ra về Hải chửi và đánh Huy.
? Em có nhận xét gì về việc làm của Hải? Nếu là Huy em sẽ làm gì?
2. Nhà ông Tình nuôi được đàn gà hàng chịc con nhưng thỉnh thoảng lại bị mất vài con. ông đã canh và một đêm nọ, khi Thi đến chuồng gà nhà ông bắt trộm đã bị ông đánh gãy tay.
? Em hãy cho biết trong tình huống này ai đúng, ai sai? Vì sao?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Qua việc phân tích hai tình huống trên, em thấy người công dân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quy định này của pháp luật?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, lấy ví dụ chứng minh.

? Quy định công dân có quyền này cho thấy Nhà nước ta đối với vấn đề con người như thế nào?
- Nhận xét. Tìm hiểu tiếp nội dung bài học.

- Quan sát, đọc, trả lời:
1. Hải đã xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của Huy. Nếu là Huy em sẽ báo cáo sự việc cho bố mẹ, nhà trường biết để xử lí.

2. Cả hai người trong tình huống đều sai:
- Ông Tình sai: Xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe của anh Thi.
- Anh Thi sai: Trộm cắp tài sản của ông Tình.

- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác; đồng thời phải biết tự bảo vệ quyền của mình; phê phán, tố cáo việc làm trái quy định của pháp luật.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.

- Quy định này cho thấy Nhà nước ta thực sự quan tâm đến con người.
- Nghe.
II/Nội dung bài học: (tt)

- Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác; đồng thời phải biết tự bảo vệ quyền của mình; phê phán, tố cáo việc làm trái quy định của pháp luật.
- Quy định này cho thấy Nhà nước ta thực sự coi trọngcon người.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập d.

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
Luyện tập, củng cố.

- Đọc, làm bài tập d:
+ Đúng: Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể; mọi việc làm xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều là vi phạm pháp luật.
+ Sai: Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội; chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phảm của mình, còn của người khác thì không quan tâm; khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im lặng, không để mọi người biết.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.

III/ Luyện tập:

- Bài tập d:
+ Đúng: Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể; mọi việc làm xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều là vi phạm pháp luật.
+ Sai: Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội; chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phảm của mình, còn của người khác thì không quan tâm; khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im lặng, không để mọi người biết.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
* Tổ chức cho các tổ sắm vai tình huống thể hiện quyền này:
- Tổ 1, 2: Thực hiện tốt quyền này.
- Tổ 3, 4: Thực hiện chưa tốt quyền này.
- Nhận xét, kết luận toàn bài: Đây là quyền hết sức quan tri\ọng đối với mỗi người công dân. Do đó mỗi người phải hết sức tôn trọng quyền này của người khac và tự bảo vệ quyền của mình.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Sưu tầm một số hình ảnh

4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc nội dung bài học ( SGK ).
- Làm bài tập đ trang 54.
- Chuẩn bị bài 17 ( SGK ).
V/ Tự rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thêm các bài Giáo án GDCD 6, hay khác:

Bộ Giáo án GDCD 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.