Giáo án giáo dục công dân 6: Bài Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 6. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn: .................................... Ngày dạy:……………………………

Tiết 31

Bài 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ

MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN

I/ Mục tiêu.

1/ Về kiến thức:

Hs hiểu UBND và nắm được những nội dung cơ bản của quyền này, quyền này được qui đụnh trong pl nhà nước ta

2/ Về kỹ năng:

a. Kỹ năng bài học :

-Phân biệt đựoc đâu làhành vi vi phạm pl và đâu là hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền này, tố cáo nhưnữGV: hnàh vi sai trái pl xâm phạm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

b. Kỹ năng sống:

-Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm vfa sử dụng thông tin, kỹ năng ra quyết định.

3/ Về thái độ:

- HS có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền này

4/ Năng lục cần hình thành cho HS:

-Phát triển năng lực tự sáng tạo, sáng tạo hợp tác,sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.

Tự nhận thức về giá trị bản thân, tự điều chính hành vi cho phù hợp với phápluật và accs chuẩn mực đạo đức xã hội.

-Tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc àm của bản thân.

-Thựuc hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước

II/ CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

-Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống.

- HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ.

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY

1. Phương pháp:

- Giải quyết vấn đề

-Động não

-Xử lí tình huống

-Liên hệ và tự liên hệ

- Thảo luận nhóm....

- Kích thích tư duy

- Sắm vai.

2.Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút.

IV/TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÓA DỤC :

1/Ổn định tổ chức:( 1 phút)

Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do).

2/Kiểm tra bài cũ:(4 phút)

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?

Tl:

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có ngiã là: Công dân được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.

GV: Nếu nhặt được thư của bạn em sẽ làm gì?

HS: Trả lại cho bạn, không được lấy luôn (hoặc là mở ra xem).

Giáo viên dẫn vào bài: Quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân được qui định trong hiến pháp của nhà nước ta. Để giúp các em hiểu rõ hơn về quyền này, chúng ta sang bài hôm nay: Quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: UBND và nắm được những nội dung cơ bản của quyền này, quyền này được qui đụnh trong pl nhà nước ta

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích tình huống:

- Gọi học sinh đọc tình huống SGK.

? Theo em Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không được sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét.

? Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xog thư, dán lại rồi đưa cho Hiền không?

- Nhận xét: Giới thiệu Điều 73 - Hiến pháp 1992 “... thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật... Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật.

? Nếu em là Loan em sẽ làm gì?

- Nhận xét.

Tìm hiểu, phân tích tình huống:

- Đọc tình huống SGK.

- Phượng không thể đọc vì đó không phải là thư của Phượng. Dù Phượng có là bạn thân của Hiền đi nữa thì khi chưa có sự đồng ý của Hiền Phượng cũng không được xem.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe.

- Giải pháp đó không thể chấp nhận vì làm như vậy là lừa dối bạn và vi phạm pháp luật.

- Nghe, ghi nhớ.

- Là Loan em sẽ giải thích cho Phượng hiểu không được đọc thư của Hiền khi chưa được sự đồng ý của Hiền và nếu cố tình đọc là vi phạm pháp luật.

- Nghe.

I/ Tình huống:

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

- Như vậy, quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân.

? Em hiểu quyền được đảm bảo bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thể nào?

- Bổ sung: Không được nghe trộm điện thoại.

? Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

- Bổ sung: Đọc thư của người khác rồi nói lại cho mọi người biết.

? Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị xử lý như thế nào?

- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét.

? Nếu thấy bạn em nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?

- Trong trường hợp bạn không nghe nên báo cáo với nhà trường, gia đình cùng phân tích để bạn hiểu.

Tìm hiểu nội dung bài học.

- Nghe, ghi bài.

- Là không được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác

- Nghe.

- Đọc trộm thư của người khác, thu giữ thư tín, điện tín của người khác, nghe trộm điện thoại của người khác.

- Nghe.

- Sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc (tham khảo điều 125 Bộ luật hình sự 1999).

- Nhận xét, bổ sung.

- Nghe.

- Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy, phân tích để bạn thấy đó là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.

- Nghe.

II/Nội dung bài học:

1) Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong hiến pháp của nhà nước ta.

2) Công dân có quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Không ai được tự ý chiếm đoạt, hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không nghe trộm điện thoại.

3) Chúng ta phải biết tự bảo vệ thư tín, điện thoại, điện tín của mình; tôn trọng bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; phê phán, tố cáo hành vi xâm phạm đến quyền này.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.

- Yêu cầu học sinh đọc, xử lý tình huống SGK.

* Củng cố:

Yêu cầu các tổ sắm vai tình huống mà mình đã chuẩn bị thể hiện quyền này của công dân.

- Gọi các tổ nhận xét.

- Nhận xét, kết luận.

Luyện tập, củng cố.

- Đọc, xử lý tình huống:

+ Tình huống 1: Trả lại cho người mất.

+ Tình huống 2: Khuyên và phân tích cho bạn thấy đó là việc làm sai trái.

+ Tình huống 3: Em sẽ có thái độ phản đối việc làm đó.

- Các tổ thực hiện tình huống đã chuẩn bị trước.

- Nhận xét.

- Nghe, củng cố bài học.

III/ Luyện tập:

- Xử lý, đóng vai tình huống1...3 SGK theo tổ.

+ Tổ 1-2: Tình huống 1.

+ Tổ 3-4: Tình huống 2.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Liên là một nữ sinh lớp 6, học giỏi, tính tình lại dịu dàng nên có nhiều bạn mến. Có một bạn nam lớp khác viết thư kết bạn với Liên. Bình đọc trộm được bức thư đó, đã đem chuyện kể với nhiều bạn ở lớp. Các bạn xì xào bàn tán, chế giễu, gán ghép 2 bạn với nhau, làm Liên rất khó chịu và xấu hổ. Còn Bình thì vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra.

1/Em có tán thành thái độ và việc làm của Bình không ? Vì sao ?

2/Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ góp ý cho Bình như thế nào ?

3/ Em sẽ góp ý cho các bạn cùng lớp như thế nào ?

Lời giải:

1. Em không tán thành với cách làm việc của Bình. Vì đây là việc làm không tôn trọng bạn, vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm về an toàn thư tín, điện tín.

2. Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ nhắc nhở Bình. Giải thích cho bạn hiểu, việc làm đó là sai, vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến người khác.

3. Em sẽ góp ý cho các bạn trong lớp, không được chế giễu, trêu chọc, gán ghép người khác. Đặc biệt, phải ngăn cảm những việc làm vi phạm pháp luật.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Sưu tầm một số hình ảnh

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc nội dung bài, làm các bt còn lại và bt sth

- Chuẩn bị bài thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương.

V. Rút kinh nghiệm:

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thêm các bài Giáo án GDCD 6, hay khác:

Bộ Giáo án GDCD 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.