Giáo án địa lí 6 sách cánh diều

Giáo án địa lí 6 sách mới cánh diều. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

BÀI 1: HỆ THỐNG KINH TUYẾN, TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ

CỦA MỘT ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ

I. MỤC TIÊU

  1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng :
  • Biết sử dụng quả địa cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
  • Biết đọc và ghi toạ độ địa lí của một địa điểm trên quả địa cầu.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Quả địa cầu, các hình ảnh về trái đất, hình ảnh, video các điểm cực trên phần đất liền lãnh thổ Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Hàng ngày, chúng ta đều cần nhớ sẽ đi những đâu, đến những đâu trong không gian sống quen thuộc của mình. Chúng ta cũng thường thông tin cho người thân, bạn bè về địa điểm nào đó. Nhưng làm thế nào để xác định được vị trí của một địa điểm trên bản đồ? Làm thế nào để có thể vẽ bản đồ được một cách chính xác? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 1: Hệ thống kinh tuyến, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kinh tuyến, vĩ tuyến

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1, Hình 1.2 và đọc thông tin mục Kinh tuyến, vĩ tuyến sgk trang 103, 104.

- GV cho HS quan sát quả địa cầu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quả địa cầu là gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trong sgk trang 104: Quan sát Hình 1.2, hãy xác định: các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc; bán cầu Bắc, bán cầu Nam?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk. Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi tiếp theo:

+ Dựa vào đâu để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây; vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam?

+ Độ dài của các kinh tuyến và vĩ tuyến như thế nào?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, nhấn mạnh: Đây là những đường địa lí rất cơ bản và quan trọng, các bài học sau sẽ được sử dụng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Kinh tuyến, vĩ tuyến

 

 

 

- Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất, phản ánh chính xác, rõ ràng về hình dạng và kích thước đã được thu nhỏ.

- Quan sát Hình 1.2:

+ Các đường kinh tuyến: là những đường nối liềm hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu. Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực.

+ Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn cua nước Anh, đánh số 0°.

+ Các đường vĩ tuyến:

·        Vĩ tuyến bắc: là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.

·        Vĩ tuyến nam: là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.

+ Vĩ tuyến gốc: là xích đạo, được đánh số 0°.

+ Bán cầu Bắc: là một nửa của bề mặt trái đất, lần lượt nằm ở hướng bắc của đường xích đạo.

+ Bán cầu Nam: là một nửa của bề mặt trái đất, lần lượt nằm ở hướng nam của đường xích đạo.

 

 

- Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây. Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

- Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.

 

 

 

Hoạt động 2: Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vị trí của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu được xác định như thế nào; hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.3, Hình 1.4 và nội dung thông tin mục Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ sgk trang 104, 105.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Làm thế nào để xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên quả địa cầu, trên bản đồ?

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sgk trang 105: Hãy viết tọa độ địa lí của điểm B, C trong Hình 1.3 và điểm H, K trong Hình 1.4.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

 

 

 

 

- Muốn xác định toạ độ địa lí của một điểm nào đó trên quả địa cầu, trên bản đồ (hay trên bề mặt trái đất) thì phải xác định được kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

+ Kinh độ: là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua địa điểm đó. Những địa điểm có cùng kinh độ thì nằm trên cùng kinh tuyến. Các kinh tuyến ở bên phải kinh tuyến gốc có kinh độ đông. Các kinh tuyến ở bên trái kinh tuyến gốc có kinh độ tây.

+ Vĩ độ: là khoảng cách tính bằng độ từ xích đạo đến vĩ tuyến đi qua địa điểm đó. Những địa điểm có cùng vĩ độ thì nằm trên cùng vĩ tuyến. Các vĩ tuyến ở phía bắc xích đạo có vĩ độ bắc. Các vĩ tuyến ở phía nam xích đạo có vĩ độ nam.

 

- Tọa độ địa lí của điểm B, C trong Hình 1.3:

B (20°B, 110°Đ); C (10°N, 10°T).

- Tọa độ địa lí của điểm H, K trong Hình 1.4:

H(60°B, 40°Đ), K(40°B,20°Đ).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trong trang 105 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Quan sát Hình 1.2:

- Các vĩ tuyến có độ dài bằng nhau.

- Độ dài của kinh tuyến gốc bằng các kinh tuyến khác.

Câu 2: Tọa độ địa lí của điểm D, E:

D (50°B, 60°Đ), E (20°N, 30°Đ).

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 3 trang 105 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 3: Sử dụng quả địa cầu, xác định tọa độ địa lí của thủ đô Viêng Chăn (Lào):

(17°B, 102°Đ).

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp    đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

 

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

 

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

BÀI 1: HỆ THỐNG KINH TUYẾN, TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ

CỦA MỘT ĐIỂM TRÊN BẢN ĐỒ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng :
  • Biết sử dụng quả địa cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
  • Biết đọc và ghi toạ độ địa lí của một địa điểm trên quả địa cầu.
  1. Phẩm chất

Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Quả địa cầu, các hình ảnh về trái đất, hình ảnh, video các điểm cực trên phần đất liền lãnh thổ Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Hàng ngày, chúng ta đều cần nhớ sẽ đi những đâu, đến những đâu trong không gian sống quen thuộc của mình. Chúng ta cũng thường thông tin cho người thân, bạn bè về địa điểm nào đó. Nhưng làm thế nào để xác định được vị trí của một địa điểm trên bản đồ? Làm thế nào để có thể vẽ bản đồ được một cách chính xác? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 1: Hệ thống kinh tuyến, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kinh tuyến, vĩ tuyến

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, xác định được trên bản đồ và trên quả địa cầu: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1, Hình 1.2 và đọc thông tin mục Kinh tuyến, vĩ tuyến sgk trang 103, 104.

- GV cho HS quan sát quả địa cầu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Quả địa cầu là gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi trong sgk trang 104: Quan sát Hình 1.2, hãy xác định: các đường kinh tuyến, kinh tuyến gốc; các đường vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc; bán cầu Bắc, bán cầu Nam?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi HS trả lời câu hỏi trong sgk. Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi tiếp theo:

+ Dựa vào đâu để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây; vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam?

+ Độ dài của các kinh tuyến và vĩ tuyến như thế nào?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, nhấn mạnh: Đây là những đường địa lí rất cơ bản và quan trọng, các bài học sau sẽ được sử dụng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Kinh tuyến, vĩ tuyến

 

 

 

- Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất, phản ánh chính xác, rõ ràng về hình dạng và kích thước đã được thu nhỏ.

- Quan sát Hình 1.2:

+ Các đường kinh tuyến: là những đường nối liềm hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu. Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực.

+ Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn cua nước Anh, đánh số 0°.

+ Các đường vĩ tuyến:

·        Vĩ tuyến bắc: là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.

·        Vĩ tuyến nam: là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.

+ Vĩ tuyến gốc: là xích đạo, được đánh số 0°.

+ Bán cầu Bắc: là một nửa của bề mặt trái đất, lần lượt nằm ở hướng bắc của đường xích đạo.

+ Bán cầu Nam: là một nửa của bề mặt trái đất, lần lượt nằm ở hướng nam của đường xích đạo.

 

 

- Dựa vào kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0°) và kinh tuyến 180° đối diện để nhận biết kinh tuyến đông, kinh tuyến tây. Dựa vào vĩ tuyến gốc (Xích đạo) để biết vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

- Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.

 

 

 

Hoạt động 2: Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vị trí của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu được xác định như thế nào; hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.3, Hình 1.4 và nội dung thông tin mục Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ sgk trang 104, 105.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Làm thế nào để xác định được tọa độ địa lí của một điểm trên quả địa cầu, trên bản đồ?

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sgk trang 105: Hãy viết tọa độ địa lí của điểm B, C trong Hình 1.3 và điểm H, K trong Hình 1.4.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

 

 

 

 

- Muốn xác định toạ độ địa lí của một điểm nào đó trên quả địa cầu, trên bản đồ (hay trên bề mặt trái đất) thì phải xác định được kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

+ Kinh độ: là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua địa điểm đó. Những địa điểm có cùng kinh độ thì nằm trên cùng kinh tuyến. Các kinh tuyến ở bên phải kinh tuyến gốc có kinh độ đông. Các kinh tuyến ở bên trái kinh tuyến gốc có kinh độ tây.

+ Vĩ độ: là khoảng cách tính bằng độ từ xích đạo đến vĩ tuyến đi qua địa điểm đó. Những địa điểm có cùng vĩ độ thì nằm trên cùng vĩ tuyến. Các vĩ tuyến ở phía bắc xích đạo có vĩ độ bắc. Các vĩ tuyến ở phía nam xích đạo có vĩ độ nam.

 

- Tọa độ địa lí của điểm B, C trong Hình 1.3:

B (20°B, 110°Đ); C (10°N, 10°T).

- Tọa độ địa lí của điểm H, K trong Hình 1.4:

H(60°B, 40°Đ), K(40°B,20°Đ).

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
  3. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trong trang 105 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Quan sát Hình 1.2:

- Các vĩ tuyến có độ dài bằng nhau.

- Độ dài của kinh tuyến gốc bằng các kinh tuyến khác.

Câu 2: Tọa độ địa lí của điểm D, E:

D (50°B, 60°Đ), E (20°N, 30°Đ).

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 3 trang 105 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 3: Sử dụng quả địa cầu, xác định tọa độ địa lí của thủ đô Viêng Chăn (Lào):

(17°B, 102°Đ).

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp    đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

 

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết

Thang đo, bảng kiểm

 

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ