Giáo án Đạo đức 2 Kết nối tri thức

Giáo án đạo đức 2 sách mới kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG

Mục tiêu của chủ đề:

- Nêu được địa chỉ của quê hương.

- Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.

- Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương; kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điểu chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nêu được địa chỉ quê hương

- Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương mình

  1. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi

  1. Phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2

- Bộ tranh về quê hương em theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT

- Bài hát “Quê hương tươi đẹp”

- Máy tính, máy chiếu….(nếu có)

  1. Đối với học sinh

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS cùng nghe bài hát Quê hương tươi đẹp (nhạc: dân ca Nùng, lời Anh Hoàng). Sau khi nghe hết bài hát, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát đó ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (GV khuyến khích HS tích cực trả lời): Hình ảnh quê hương hiện lên trong bài hát vô cùng tươi đẹp (đồng lúa xanh, núi rừng bạt ngàn), con người vui mừng chào đón mùa xuân về và yêu quê hương chứa chan, tha thiết. Khi nghe bài hát, em cảm thấy yêu quê hương mình hơn.

- GV đặt vấn đề: Mỗi chúng ta đều có một quê hương, để yêu thương, để nhớ về. Đó có thể là miền trung du hiền hòa với những vườn chuối xanh ngút ngàn, cũng có thể là nơi có cánh đồng lúa bao la trải dài một màu xanh mơn mởn hay có thể đơn giản là một buổi chiều được thả diều trên triền đê. Tất cả những hình ảnh đó, sẽ in sâu vào tâm trí của các em, cùng các em khôn lớn và trưởng thành theo thời gian. Để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp quê hương em, biết cách nhận biết về vẻ đẹp thiên nhiên và con người ở quê hương mình, chúng ta cùng vào bài học đầu tiên - Bài 1: Vẻ đẹp quê hương em.

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Giới thiệu địa chỉ quê hương

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được địa chỉ quê hương mình.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu HS quan sát tranh trong sgk trang 5, thảo luận và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Các bạn trong tranh đang làm gì?

Câu 2: Địa chỉ quê hương của các bạn ở đâu?

Câu 3: Hãy giới thiệu về địa chỉ quê hương em

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn bạn bè”. GV chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 6 HS, đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giới thiệu về địa chỉ quê hương của mình. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem tranh trong SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét và bổ sung

- Các nhóm HS tham gia trò chơi, giới thiệu về quê hương của mình

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét.

- GV kết luận: Ai cũng có quê hương - nơi mình sinh ra và lớn lên. Các em cần biết và nhớ về địa chỉ quê hương của mình.

1. Giới thiệu địa chỉ quê hương

Câu 1: Hoạt động của các bạn trong tranh:

Các bạn trong bức tranh đang giới thiệu về tên tuổi, quê hương của mình.

Câu 2:

Lan quê ở tỉnh Hà Giang

Huy quê ở tỉnh Nghệ An

Câu 3: Tùy từng địa phương, vùng miền HS giới thiệu về địa chỉ quê hương. Ví dụ: Tớ tên là Long, quê tớ ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vẻ đẹp quê hương mình.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát tranh trong sgk trang 6,7, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Các bức tranh vẽ cảnh gì?

+ Nêu nhận xét của em khi quan sát bức tranh đó.

- GV yêu cầu HS giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em

- GV cho HS hoạt động nhóm: Chia sẻ với các bạn trong nhóm những tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp quê hương;

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs làm việc cá nhân quan sát tranh, trả lời câu hỏi

- Thảo luận nhóm, lựa chọn tranh ảnh đẹp, cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- Đại diện nhóm trình bày két quả thảo luận

- Cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét về cách giới thiệu cảnh đẹp quê hương của các bạn, bình chọn cách giới thiệu của cá nhân hoặc của nhóm hay nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận: Mỗi người được sinh ra ở những vùng quê khác nhau, mỗi vùng quê đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Các em cần tìm hiểu, yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương mình.

2. Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em

·         Hình 1: cao nguyên đá hùng vĩ.

·         Hình 2: biển rộng mênh mông.

·         Hình 3: sông nước êm đềm, nên thơ.

·         Hình 4: ruộng đồng bát ngát.

·         Hình 5: nhà cao tầng, xe cộ tấp nập.

·         Hình 6: hải đảo rộng lớn.

 

 

 

Hoạt động 3: Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết và giới thiệu được vẻ đẹp của con người quê hương mình.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:

+ Người dân quê hương Nam như thế nào?

- Làm việc nhóm: Hãy giới thiệu về con người quê hương em?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh trong sgk và thực hiện yêu cầu.

- Các nhóm thảo luận, tìm ra vẻ đẹp của quê hương mình

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời, các bạn khác lắng nghe, nhận xét

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp

- Cả lớp theo dõi nhận xét, đánh giá

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận: Con người ở mỗi vùng quê đều có những vẻ đẹp riêng, em cần tự hào và trân trọng vẻ đẹp của con người quê hương mình.

3. Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em

- Người dân quê hương Nam: luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, hiếu học, cần cù và thân thiện.

- Giới thiệu về con người quê hương em (tùy từng vùng miền, địa phương, HS giới thiệu nét đặc trưng, nổi bật của con người quê hương mình).

  1. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố, khắc sâu được kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc sgk mục Luyện tập:

Câu 1: Em cùng bạn giới thiệu về vẻ đẹp quê hương em theo gợi ý: quê em ở đâu, quê em có cảnh đẹp gì, con người quê hương em như thế nào.

Câu 2: Quan sát bức tranh, em sẽ khuyên bạn điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ GV giao

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp

- Cả lớp theo dõi nhận xét, đánh giá

- GV ngợi các bạn HS tự tin tham gia đóng vai và những bạn đưa ra lời khen đúng

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, kết luận

Câu 1: Ví dụ:

Chào các bạn, mình tên là Nhi, rất vui mừng được giới thiệu với các bạn quê hương mình. Quê hương mình là xã Văn Lí, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Quê mình có biển rộng mênh mông, có cánh đồng muối trắng. Người dân quê mình cần cù, thật thà, thân thiện.

Câu 2: Em sẽ khuyên các bạn trong tranh:

- Tranh 1: Khuyên bạn cần nhớ địa chỉ quê hương, khi đi đâu còn biết lối về;  Khuyên bạn hỏi bố mẹ địa chỉ quê hương và ghi nhớ.

- Tranh 2: Khuyên bạn miền quê nào cũng có cảnh đẹp, đó là những gì gần gũi, thân thuộc với mình; Khuyên bạn quê nào cũng đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui từ gia đình, hàng xóm, bạn bè, thầy, cô giáo.... Nếu quan sát, khám phá và yêu quê, bạn sẽ thấy quê đẹp và rất vui.

  1. HOẠT DỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh theo chủ để quê hương để giới thiệu với các bạn.
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Sưu tầm tranh ảnh về vẻ đẹp thiên nhiên, con người quê hương em.

+ Vẽ một bức tranh theo chủ đề “Vẻ đẹp quê hương em”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS sưu tầm, vẽ tranh theo yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một vài HS trình bày kết quả

- GV cùng HS nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét.

HS thực hành: sưu tầm tranh về quê hương(sử dụng mạng internet, sách, báo,...); vẽ tranh miêu tả cảnh đẹp quê hương (thiên nhiên, con người,...). Ví dụ:

Tranh: Mùa lùa chín - Hà Giang

Tranh: Quê hương em

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Hoàn thành tốt

Nêu được địa chỉ quê hương; Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương mình.

Hoàn thành

Nêu được địa chỉ quê hương; Nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương nhưng chưa đầy đủ.

Chưa hoàn thành

Chưa thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong mục tiêu của bài.

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để thể hiện tình yêu quê hương.
  3. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi

  1. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2

- Bộ tranh về quê hương em theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT

- Bài hát “Màu xanh quê hương”

- Máy tính, máy chiếu….(nếu có)

  1. Đối với học sinh

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho học sinh và kết nối với bài học mới.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

-GV cho HS xem và hát theo video bài hát “Màu xanh quê hương” theo điệu sa-ri-ăng, dân ca Khmer (Nam Bộ), đặt lời mới: Nam Anh.

- GV đặt câu hỏi: Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi xem video bài hát đó?

- HS xung phong nêu lên suy nghĩ của bản thân về bài hát, GV nhận xét, kết luận, dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện “Tình quê”

  1. Mục tiêu: HS biết được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương của Lan.
  2. Nội dung: GV đọc truyện, HS lắng nghe đọc theo, thảo luận trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS kể chuyện và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV treo/chiếu tranh lên bảng và kể chuyện theo tranh

- GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện trước lớp.

- Tiếp đó, GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Lan đã thể hiện tình yêu quê hương như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV và bạn kể chuyện.

- HS thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi, GV quan sát HS thực hiện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong đứng dậy trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV lắng nghe, nhận xét và chuẩn kiến thức.

Câu chuyện “Tình quê”

Lan đã thể hiện tình yêu đối với quê hương qua các việc làm:

+ gom quần áo cũ, sách vở, đồ chơi để tặng cho một bạn có hoàn cảnh khó khăn trong xóm

+ đi thắp hương ở nhà thờ tổ

+ bạn luôn phấn đấu học giỏi

+ quan tâm, gọi điện hỏi thăm ông bà,…

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương

  1. Mục tiêu: HS biết được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương phù hợp với lứa tuổi.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS quan sát tranh, thảo luận, trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV treo/chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đã làm gì để thể hiện tình yêu đối với quê hương?

- Sau khi HS trả lời, GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em đã làm gì để thể hiện tình yêu đối với quê hương?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ trước lớp những việc em đã làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày kết quả thảo luận

- Cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV lắng nghe, nhận xét và ca ngợi những HS có việc làm tốt để thể hiện tình yêu quê hương.

2. Những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương

Những việc làm thể hiện tình yêu quê hương:

+ Yêu thương, chăm sóc những người thân trong gia đình

+ Biết ơn người có công với quê hương, đất nước

+ Kính trọng thầy cô giáo, yêu quý bạn bè.

+ Chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên.

+ Tìm tòi, cố gắng học hỏi để sau này xây dựng quê hương, đất nước…

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể.
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Thực hiện bài tập 1 trang 12sgk.

- GV treo/ chiếu tranh lên bảng cho HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm đôi, chọn tranh thể hiện việc nên làm,việc không nên làm để thể hiện tình yêu quê hương và giải thích tại sao.

- HS xung phong đứng dậy trả lời câu hỏi, các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung:

+ Việc không nên làm: Vứt rác xuống biển, hái hoa trong công viên, vẽ bậy lên tường

+ Việc nên làm: Hát những ca khúc ca ngợi quê hương, đất nước.

- GV nhận xét và kết luận: Giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương, chăm sóc cây và hoa ở đường làng ngõ xóm, giữ vệ sinh,…là những việc em nên làm để thể hiện tình yêu quê hương; vứt rác bừa bãi, hái hoa ven đường làng, vẽ lên khu di tích,… là những việc em không nên làm.

Nhiệm vụ 2: Thực hiện bài tập 2 trang 12sgk.

- GV chọn ba nhóm HS, mỗi nhóm đóng vai xử lí một tình huống trong sgk.

- HS thảo luận nhóm và phân công đóng vai, đưa ra cách xử lí tình huống:

+ Tranh 1: Em cũng sẽ trích một phần tiền ăn sáng và mua quà bánh để quyên góp ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, em còn vận động người thân trong gia đình, hàng xóm láng giềng cùng tham gia.

+ Tranh 2: Em sẽ hủy cuộc hẹn và xin lỗi các bạn ấy để tham gia trồng hoa cùng mọi người để đường làng ngày càng sạch đẹp hơn.

+ Tranh 3: Em sẽ tham gia cùng các bạn đi thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng…

- GV nhận xét, khen các nhóm có cách xử lí đúng.

Xem thêm các bài Giáo án Đạo đức 2, hay khác:

Bộ Giáo án Đạo đức 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 2.

Lớp 2 | Để học tốt Lớp 2 | Giải bài tập Lớp 2

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 2, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 2 giúp bạn học tốt hơn.