Bài 1: Dưới đây là sơ đồ ghi các mốc thời gian gắn liền với tên gọi của nước ta qua các thời kì, tương ứng với các triều đại phong kiến Trung Quốc. Em hãy ghi vào bên trái – tên của chính quyền đô hộ và bên phải – tên gọi của nước ta.
Trả lời:
Chính quyền đô hộ | Năm | Tên gọi nước ta |
Nhà Đường thống trị nước ta | 679 | An Nam đô hộ phủ. |
Nhà Lương thống trị nước ta | Thế kỉ VI | Giao Châu |
Nhà Ngô thống trị nước ta | Thế kỉ III | Giao Châu |
Nhà Hán thống trị nước ta | 111 TCN | Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. |
Nhà Triệu thống trị đất nước ta | 179TCN | Giao Chỉ, Cửu Chân |
Trả lời:
- Theo em biện pháp cống nạp là nặng lề và tàn bạo nhất.
- Vì những thứ chúng bắt ta cống đều là những sản vật quý hiếm. Nhân dân ta phải lên rừng, xuống biển để tìm những thứ đó. Biết bao người đã phải bỏ mạng nơi rừng thiêng, nước độc.
Bài 3: Hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời đúng.
Trong các cuộc khởi nghĩa sau đây thì cuộc khởi nghĩa nào đánh đuổi được quân đô hộ giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước với thời gian dài nhất?
[ ] Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán.
[ ] Khởi nghĩa Bà Triệu.
[ ] Khởi nghĩa Lý Bí và cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược.
[ ] Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
[ ] Khởi nghĩa của hai anh em Phùng Hưng, Phùng Hải.
- Nêu nhận xét của em về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì này.
Trả lời:
[X] Khởi nghĩa của hai anh em Phùng Hưng, Phùng Hải.
Nhân dân ta đấu tranh vô cùng kiên cường, bất khuất, hi sinh tất cả để giành độc lập dân tộc.
Bài 4: Chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc thường dùng thủ đoạn bóc lột về kinh tế cùng với âm mưu đồng hóa về văn hóa. Trải qua hơn 10 thế kỉ, chúng đã không thực hiện được ý đồ đen tối đó. Đời sống kinh tế văn hóa của nhân dân ta vẫn từng bước tiến lên. Lấy dẫn chứng điều đó.
a) Kinh tế
- Nông nghiệp
- Thủ công nghiệp
b) Văn hóa
- Tiếng nói
- Phong tục tập quán
c) Em thử nêu nhận xét của em về sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Việt Nam.
Trả lời:
a) Kinh tế
- Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.
- Thủ công nghiệp: Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển. Nghề gốm, dệt vải, rèn sắt tiếp tục phát triển.
b) Văn hóa
- Tiếng nói: Tiếng nói của dân tộc vẫn được bảo tồn.
- Phong tục tập quán: Nhiều phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm rang, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy,… vẫn được gìn giữ.
c) Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, nhiều giá trị văn hóa vẫn được nhân dân ta giữ gìn, điều đó chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Việt Nam, cũng nhưng ý chí kiên cường bảo vệ bản sắc dân tộc của người Việt.