BÀI 15: Công việc được thực hiện theo điều kiện
Câu 1. Hãy nối mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B cho phù hợp.
Câu 2. Hãy điền việc em thực hiện tương ứng sau mỗi điều kiện.
Câu 3. Cho tình huống:“Nếu bạn Khoa sang nhà Minh chơi thì hai bạn sẽ đi đá bóng”
Trả lời:
Trong tình huống này, điều kiện là: Khoa sang nhà Minh
Việc được thực hiện khi điều kiện xảy ra là: hai bạn sẽ đi đá bóng
Câu 4. Hãy gạch chân cụm từ là điều kiện trong các câu "Nếu ... thì ' sau đây.
Trả lời:
a) Nếu đồ vật được sắp xếp gọn gàng thì em rất dễ tìm kiếm.
b) Nếu thông tin cá nhân và gia đình rơi vào tay kẻ xấu thì chúng có thể lợi dụng để thực hiện các mục đích đen tối.
Câu 5. Hãy diễn đạt mỗi dòng trong bảng ở Câu 2 thành một câu theo cách nói “Nếu ... thì ... ” cho phù hợp
Trả lời:
- Nếu bạn hỏi mượn em bút chì thì em sẽ đưa bạn bút.
- Nếu em cùng bạn đang chơi đá bóng ở sân trường, chuông báo giờ ra chơi đã hết thì em sẽ vào lớp.
- Nếu trên đường đi thư viện em gặp cô giáo mĩ thuật thì em sẽ chào cô.
- Nếu em vô tình va vào bạn, làm bạn bị ngã thì em sẽ xin lỗi và đỡ bạn dậy.
Câu 6. Hãy sắp xếp các cụm từ sau đây thành cầu diễn đạt theo cách nói “Nếu ...... thì ....... " cho phù hợp
Câu 7. Trong hình bên, phòng đang rất bừa bộn. Để dọn dẹp, rác cần được bỏ vào thùng rác tương ứng. Đánh dấu Ý vào ô trống trước câu đúng trong các câu được diễn đạt theo cách nói “Nếu ... thì ... " sau đây:
Nếu rác là vỏ chai thuỷ tinh thì bỏ vào thùng đựng rác Thuỷ tinh.
Nếu rác là vỏ chai thuỷ tinh thì bỏ vào thùng rác đựng Nhựa, kim loại
Nếu rác là vỏ chai nhựa thì bỏ vào thùng rác đựng Nhựa, kim loại.
Nếu rác là vỏ hộp sữa chua bằng nhựa thì bỏ vào thùng rác đựng Thức ăn.
Trả lời: Câu đúng:
Nếu rác là vỏ chai thuỷ tinh thì bỏ vào thùng đựng rác Thuỷ tinh.
Nếu rác là vỏ chai nhựa thì bỏ vào thùng rác đựng Nhựa, kim loại.
Câu 8. Hãy điền cụm từ phù hợp cho các câu sau đây khi mô tả việc bỏ rác vào thùng cho phù hợp theo minh hoạ trong hình ở Câu 7.
Trả lời:
a) Nếu rác là tờ giấy thì bỏ vào thùng rác ..giấy
b) Nếu rác là đồ chơi nhựa thì bỏ vào thùng rác đựng Nhựa, kim loại.
c) Nếu rác là hạt táo thì bỏ vào thùng rác thức ăn
d) Nếu rác là cốc thủy tinh vỡ thì bỏ vào thùng đựng rác Thuỷ tinh.
Câu 9. Trò chơi Đoán số Hai bạn An và Khoa cùng chơi trò đoán số. Bạn An nghĩ ra một con số trong khoảng từ 1 đến 100. An viết con số này ra mảnh giấy và cất đi, không để Khoa nhìn thấy. An yêu cầu Khoa đoán xem con số An đã viết ra là số nào. Khi Khoa đưa ra một con số dự đoán, An sẽ trả lời Khoa là “Quá thấp” “Quá cao” hoặc “Hoan hô! Bạn đã đoán đúng” tuỳ vào kết quả so sánh con số mà Khoa đưa ra với con số mà An đã viết. Mẫu: Nếu con số Khoa dự đoán lớn hơn con số An nghĩ thì An nói “Quá cao”.
a) Điều kiện để An nói “Quá thấp” là gì?
Trả lời: nếu số Khoa đoán nhỏ hơn số của An
b) Điều kiện để An nói “Hoan hô! Bạn đã đoán đúng” là gì?
Trả lời: nếu Khoa nói đúng số của Khoa
c) Hãy diễn đạt các trường hợp ở câu a) và b) theo cách nói “Nếu . thì ... ”
Trả lời:
Nếu số Khoa đoán nhỏ hơn số của An thì An nói “Quá thấp” .
Nếu Khoa nói đúng số của Khoa thì An nói “Hoan hô! Bạn đã đoán đúng”