Giải SBT Tin học 11 định hướng KHMT Kết nối bài 22 Thực hành bài toán sắp xếp

Giải chi tiết sách bài tập SBT Tin học 11 định hướng khoa học máy tính Kết nối tri thức bài 22 Thực hành bài toán sắp xếp. ConKec sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Bài tập & Lời giải

Bài 22.1 Áp dụng thuật toán sắp xếp chọn cho dãy số sau:

A = [4, 6, 1, 3, 10, 7]

Thứ tự các phần tử trong dãy như thế nào sau vòng lặp đầu tiên?

A. 3, 1, 4, 6, 10, 7

B. 1, 4, 6, 3, 10, 7

C. 1, 3, 4, 6, 7, 10

D. 1, 6, 4, 3, 10, 7

Xem lời giải

Bài 22.2 Trong một số ứng dụng, chúng ta phải sắp xếp dữ liệu ngay khi chúng được thêm vào một dãy số. Ví dụ, giả sử đã có một danh sách dữ đã sắp xếp và thường xuyên phải bổ sung thêm các dữ liệu mới vào danh sách. Theo em, thuật toán sắp xếp nào là phù hợp nhất với ứng dụng ở trên?

A. Sắp xếp chọn.

B. Sắp xếp chèn.

C. Sắp xếp nổi bọt.

D. Các thuật toán ở phương án A, B, C đều không phù hợp.

Xem lời giải

Bài 22.3. Mô tả "Thuật toán lần lượt duyệt từng cặp phần tử trong danh sách, đổi chỗ các cặp phần từ chưa đúng thứ tự" là đúng nhất với thuật toán sắp xếp nào sau đây?

A. Thuật toán sắp xếp chèn.

B. Thuật toán sắp xếp chọn.

C. Thuật toán sắp xếp nổi bọt.

D. Các thuật toán ở phương án A, B, C đều không phù hợp.

Xem lời giải

Bài 22.4. Mô tả "Ở mỗi bước thuật toán lấy một phần tử ở phần chưa được sắp xếp và đưa vào đúng vị trí của nó trong phần dãy số đã được duyệt" là đúng nhất với thuật toán sắp xếp nào sau đây ?

A. Thuật toán sắp xếp chèn.

B. Thuật toán sắp xếp chọn.

C. Thuật toán sắp xếp nổi bọt.

D. Các thuật toán ở phương án A, B, C đều không phù hợp.

Xem lời giải

Bài 22.5. Mô tả “Ở mỗi bước lặp, thuật toán tìm kiếm phần tử lớn nhất/ nhỏ nhất trong dãy để đưa về đúng vị trí của nó" là đúng nhất với thuật toán sắp xếp nào sau đây?

A. Thuật toán sắp xếp chèn. 

B. Thuật toán sắp xếp chọn.

C. Thuật toán sắp xếp nổi bọt.

D. Các thuật toán ở phương án A, B, C đều không phù hợp.

Xem lời giải

Bài 22.6. Thứ tự các phần tử trong dãy số sau ba vòng lặp liên tiếp của một thuật toán sắp xếp được mô tả như sau:

1, 4, 10, 9, 3, 7, 12, 20

1, 3, 10, 9, 4, 7, 12, 20

1, 3, 4, 9, 10, 7, 12, 20

Thuật toán sắp xếp được sử dụng là:

A. Thuật toán sắp xếp chọn.

B. Thuật toán sắp xếp chèn.

C. Thuật toán sắp xếp nổi bọt.

Xem lời giải

Bài 22.7. Thứ tự các phần tử trong dãy số sau ba vòng lặp liên tiếp của thuật toán sắp xếp được mô tả như sau:

5, 8, 1, 4, 7, 10

5, 1, 8, 4, 7, 10

5, 1, 4, 8, 7, 10

Thuật toán sắp xếp được sử dụng là:

A. Thuật toán sắp xếp chọn.

B. Thuật toán sắp xếp chèn.

C. Thuật toán sắp xếp nổi bọt.

Xem lời giải

Bài 22.8. Thứ tự các phần tử trong dãy số sau ba vòng lặp liên tiếp của thuật toán sắp xếp được mô tả như sau:

5, 7, 4, 6, 9, 20, 8

4, 5, 7, 6, 9, 20, 8

4, 5, 6, 7, 9, 20, 8

Thuật toán sắp xếp được sử dụng là

A. Thuật toán sắp xếp chọn.

B. Thuật toán sắp xếp chèn.

C. Thuật toán sắp xếp nổi bọt.

Xem lời giải

Bài 22.9. Chúng ta thường thấy danh sách lớp thường được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Cho trước một danh sách lớp chưa được sắp xếp như sau: Nam, An, Cường, Sơn, Trung, Bình.

Hãy cho biết kết quả sau mỗi bước lặp với mỗi thuật toán sắp xếp nổi bọt, sắp xếp chèn và sắp xếp chọn cho đến khi danh sách được sắp xếp xong.

Xem lời giải

Bài 22.10. Viết chương trình cho phép người dùng nhập các số nguyên từ bàn phím, sắp xếp các số đã được nhập theo thứ tự tăng dần và in ra màn hình dãy số đã được sắp xếp, nhập vào từ khoá 'end' để kết thúc chương trình. Yêu cầu ngay khi nhập xong dữ liệu thì dãy số cũng sắp xếp xong (chúng ta có thể thực hiện bằng cách mỗi khi nhập một phần tử mới, sắp xếp vào đúng vị trí của nó trong dãy số).

Xem lời giải

Bài 22.11.* Khi sử dụng dịch vụ tìm kiếm phòng nghỉ của một số trang cung cấp dịch vụ đặt phòng trực tuyến (Agoda/Booking....). Các hệ thống đó thường cho phép sắp xếp theo giá tăng dần hoặc giá giảm dần để người dùng tiện lựa chọn. Để thực hiện theo yêu cầu của người dùng, chương trình có thể tiến hành theo một trong các cách sau:

Cách 1: Nếu chọn "tăng dần" thì thực hiện đoạn chương trình sắp xếp tăng dần; nếu chọn “giảm dần” thì thực hiện chương trình sắp xếp giảm dần. 

Cách 2: Sử dụng kết hợp câu lệnh IF trước khi thực hiện so sánh "lớn hơn” hay “nhỏ hơn" trong vòng lặp sắp xếp.

Cách 3: Nếu chọn sắp xếp “giảm dần” thì lấy toàn bộ các phần tử của dãy nhân với -1, sau đó vẫn áp dụng thuật toán sắp xếp tăng dần.

Em hãy cho biết ưu, nhược điểm của các cách trên.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.