Bài tập & Lời giải
Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nhà người Việt được làm ngay trên mặt đất chứ không phải là nhà sàn như ở vùng núi và như nhà người Cao Miên, miền tây Nam Kì. Tuy vậy, phải thấy rằng, người Việt ở tỉnh Châu Đốc làm nhà sàn như những người Cao Miên láng giềng của họ. Người giàu làm cọc nhà bằng đá xây ghép với nhau. Những người khác thì làm cọc sàn bằng tre hay gỗ. Ngoài ra, ở nông thôn tỉnh Sa Đéc, ta thấy có một số nhà sàn có cọc bằng gạch theo kiểu châu Âu, lợp ngói, sàn và vách bằng gỗ, của các chủ nhà giàu dùng làm trang trại. Tại vùng Bạc Liêu còn có những nhà sàn trong các điền trang lớn của người Việt. Đất bên dưới sàn được bố trí tiết kiệm làm kho chứa nông cụ, thậm chí làm chuồng trâu bò, hay nơi trú ẩn tạm thời cho thợ cày cấy.
(Nguyễn Văn Huyễn, Văn minh Việt Nam, Đỗ Trọng Quang dịch, NXB Hội Nhà văn – Công ti Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2018, tr. 173)
1. Xác định nội dung chính và những từ khoá trong đoạn trích.
2. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện những thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
3. Liên hệ với những thông tin khác mà bạn biết về kiến trúc nhà ở của người Việt, hãy so sánh với các thông tin được tác giả cung cấp trong đoạn trích.
4. Đoạn trích nằm trong cuốn sách được viết cách đây gần một thế kỉ. Liệu những thông tin mà tác giả cung cấp có giá trị không? Vì sao?
Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dân cư Việt Nam sống rất chen chúc trong các vùng đồng bằng, trên một diện tích . Hầu như chẳng bị chỉ chiếm một phần năm toàn bộ lãnh thổ. Hầu như chẳng bao giờ ta thấy một ngôi nhà đơn độc, trừ ở Nam Kì là nơi các điền chủ lớn, để khai khẩn các ruộng mới, thiết ra hơi Tòa trung và viết so lập trang trại giữa đồng ruộng của họ. Tập trung là quy luật tuyệt đối của sự phân bố dân cư. Ở Bắc Kì, trong các tỉnh hoàn toàn người Việt, 7 500 000 dân số phân bố ở hơn 7 300 làng. Tại Trung Kì, 5 500 000 người Việt sống trong hơn 8.000 làng của các tỉnh đồng bằng. Thật ra, ta thấy tại Bắc Kì cũng như tại Trung Kì, một số lớn hơn nhiều những cụm dân cư nhỏ gọi là thôn. Ở Nam Kì cũng vậy, tại đấy chính thức có 4 500 000 dân sống trong khoảng 1 286 làng.
(Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, Sđd, tr. 179)
1. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện những thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Các số liệu được tác giả cung cấp trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
3. Đoạn trích thể hiện những đặc trưng gì của văn bản thông tin?
4. Thông tin nào ấn tượng nhất đối với bạn? Vì sao?
Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Làng người Việt thường được lập gần sông và kênh. Từ xa, trông nó như một cụm cây xanh, trong đó mọc lộn xộn những cây tre với hình dạng uy nghi, cây xoài lá thẫm màu, cây bông gạo, cây mít, cây cọ,... Màu xanh thẫm của lùm cây nhiều vẻ này nổi bật ở chân trời trên nền màu xanh nhạt hơn của ruộng lúa. Về mùa xuân, màu đỏ của hoa phượng và bông gạo làm hiện lên một phong cảnh vô cùng đẹp mắt. Thường thường, vì tha thiết với quyền tự quản của mình, làng trồng quanh mình một hàng rào vững chắc những cây tre hoặc cây gai, tạo thành một phương tiện phòng thủ rất tốt, đồng thời hàng rào đó ngăn cản mọi con mắt bên ngoài nhìn vào trong làng. Ở nơi nào, như ở Phủ Diễn tại Trung Kì, tre khó mọc, người nông dân khắc phục khó khăn đó một cách độc đáo và rất kì lạ: họ rào kín làng mình bằng cách kết hợp hai thứ cây, một cây ngăn cản mắt nhìn, và cây kia ngăn không cho ai lọt vào làng. Cây thứ nhất là một cây họ lúa cao lớn, có dáng dấp như cây sậy, được trồng thành cụm dày, che giấu hoàn toàn bên trong làng; cây thứ hai là một cây phi nước, có gai, chỉ cao trên 1,5 m chút ít. Nhưng tạo ra ở chân hàng rào một lùm rất dày, nhiều gai mà giá trị phòng vệ ít nhất cũng ngang cây tre.
Dù thế nào, thì cảnh quan các vùng châu thổ Việt Nam ở đây đâu đâu cũng mang dáng dấp một công viên. Ở Nam Kì, trên các khúc lượn quanh co của sông Sài Gòn chẳng hạn, giữa Thủ Dầu Một và Sài Gòn, nhất là giữa Bình Sơn và Bình Triệu, trên suốt hơn 25 km đường chim bay, những làng mạc chen chúc thành các khóm dày đặc tạo cho ta cảm tưởng về một bức tranh ghép mảnh bằng cây xanh. Hành lang dài này cung cấp cho du khách một trong những khu vườn đẹp nhất Việt Nam.
(Theo Nguyễn Huyện, Việt Nam, Sđd, tr. 181)
1. Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích và phân tích tác dụng của nó.
2. Đoạn trích thể hiện thái độ gì của tác giả? Thái độ đó được thể hiện bằng cách nào?
3. Liên hệ với cuộc sống làng quê thời nay, bạn nhận thấy có những thay đổi gì? Bạn nghĩ gì về những sự thay đổi đó?
Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ô nhiễm ánh sáng tại các khu vực thành thị chủ yếu là do chiếu sáng không được định hướng tốt (một phần hướng lên trời, hoặc phản chiếu lên trời), không hiệu quả, thái quá hoặc đơn giản là không cần thiết. Ánh sáng sau đó bị phân tán bởi các lớp khí quyển, tạo ra một quầng sáng trên các thành phố và làm cho bầu trời đêm bớt tối đi.
Nhưng ô nhiễm ánh sáng không chỉ ảnh hưởng tới việc nghiên cứu và chiêm ngưỡng bầu trời. Nó còn có ảnh hưởng tiêu cực lên các nguồn lực kinh tế và sinh thái của thế giới. Thật vậy, việc chiếu sáng thái quá hoặc không cần thiết là một sự lãng phí năng lượng mà những người đóng thuế phải gánh chịu. Nếu điện được sinh ra từcác năng lượng hoá thạch, thì điều đó góp phần làm tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào khí quyển Trái Đất và do đó đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu.
Ánh sáng nhân tạo còn làm rối loạn hệ động vật và thực vật. Việc chiếu sáng ban đêm làm nhiễu loạn các đàn chim di trú vì chúng mất các điểm mốc của chúng trên bầu trời. Số chim chết mỗi năm tại Mỹ trong hành trình di trú do đâm vào cửa kính của các toà nhà cao tầng có thể lên tới hàng trăm triệu con. Ô nhiễm ánh sáng cũng có thể làm rối loạn sự di chuyển của một số loài động vật giúp cho thụ phấn như bướm đêm, gây ra các hậu quả trực tiếp, như sự biến mất của nhiều loài cây có hoa phụ thuộc vào sự thụ phấn để sinh sản. [...] Sự chiếu sáng ban đêm còn làm đảo lộn các nhịp sinh học và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái. Chẳng hạn, trong các hồ nước, một sự chiếu sáng thái quá có thể làm cho động vật phù du không ăn tảo nữa, dẫn tới sự sinh sôi nảy nở của loài tảo, làm vi khuẩn biến đổi và tăng mạnh hoạt động, nhiều động vật có xương sống và cá thiếu oxy.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Sđd, tr. 484 – 485)
1. Xác định nội dung chính trong mỗi đoạn văn.
2. Vẽ sơ đồ tóm tắt những thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
3. Bạn có nhận xét gì về cách trình bày thông tin của tác giả trong đoạn trích? 4. Những thông tin được cung cấp trong đoạn trích gợi cho bạn suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người với các hệ sinh thái trên Trái Đất?
Bài tập 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Những gián đoạn nghiêm trọng về kinh tế do khủng hoảng COVID-19 gây ra đang tác động tới 3,3 tỉ người lao động trên toàn thế giới. Việc cắt giảm mạnh và hoàn toàn không được lường trước của các hoạt động kinh tế dẫn tới sự sụt giảm đáng kể về việc làm – cả về số lượng việc làm và tổng số giờ làm việc. Ở nhiều quốc gia, hoạt động kinh tế ở tất cả các lĩnh vực đều đã và đang bị cắt giảm mạnh dẫn đến sự sụt giảm.
Đại dịch COVID-19 gây ra những tác động rộng khắp, sâu sắc và chưa từng có tiền lệ đối với việc làm. Việc điều chỉnh quy mô việc làm thường chỉ được thực hiện khi kinh tế suy giảm do một số yếu tố cản trở (chẳng hạn như tỉ lệ thất nghiệp tăng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009). Trong cuộc khủng hoảng hiện tại này, việc làm bị tác động trực tiếp do việc áp dụng các biện pháp phong toả và các biện pháp khác ở mức độ lớn hơn dự đoán ban đầu khi đại dịch mới xuất hiện, bao gồm cả thời điểm ILO đưa ra báo cáo nhanh lần thứ nhất. Do vậy, báo cáo thứ hai này đưa ra những ước tính mới ở cấp độ toàn cầu, theo khu vực địa lí và theo các lĩnh vực nhằm nắm bắt được ảnh hưởng của khủng hoảng tại thời điểm hiện tại (đặc biệt là tác động do áp dụng các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh). Tuy nhiên, do không chắc chắn được những diễn biến tiếp theo của khủng hoảng, những con số ước tính cập nhật đến thời điểm này là những chỉ số tốt nhất có thể có được về tác động hiện tại đối với thị trường lao động dựa trên số liệu hiện có. (Tổ chức Lao động thế giới,...)
1. Thông tin chính được trình bày trong đoạn trích là gì?
2. Những phương tiện phi ngôn ngữ nào được thể hiện trong biểu đồ? Ý nghĩa của chúng là gì?
Xem lời giải
Bài tập 1. Đọc lại đoạn 4 của văn bản Sự sống và cái chết trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 76) và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định câu chủ đề và thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Thông tin chính này được triển khai cụ thể thành các ý phụ và chi tiết nào?
3. Các số liệu được nhắc tới trong đoạn trích có tác dụng gì? \
4. “Cái chết cho phép sự sống tiến lên. Nó là một phần không thể tách rời của sự sống”. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Tính cách của cây trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr.96 –98) và trả lời các câu hỏi:
1. Tóm tắt những thông tin chính được trình bày trong văn bản và chỉ ra trình tự sắp xếp các thông tin đó.
2. Vì sao tác giả cho rằng cây có tính cách? Tính cách của cây được biểu hiện như thế nào?
3. Tác giả quan sát và phân tích tính cách của cây từ điểm nhìn nào? Việc sử trọng trong văn bản này dụng điểm nhìn đó có tác dụng gì?
4. Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản này?
5. Thông điệp tác giả muốn truyền tải trong văn bản này là gì?
6. Các thông tin, dữ liệu tác giả trình bày trong văn bản được lấy từ đâu? Thông tin đó có đáng tin cậy không? Vì sao bạn đánh giá như vậy?
7. Văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách ứng xử cần có của con người với cây cối?
8. Theo bạn, cây cối có cảm xúc, suy nghĩ hay không? Nó có thể cảm nhận nỗi đau hay không?
Bài tập 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Các khu rừng nhiệt đới chắc chắn là những nơi đa dạng sinh học nhất trên Trái Đất. Mặc dù chúng chỉ chiếm 6% đất (khoảng 8 triệu km), nhưng những sinh vật trên cạn và dưới nước sống ở đó chiếm hơn một nửa số cơ thể sống được biết tới. Chúng giữ kỉ lục buồn là hệ sinh thái bị bàn tay con người tàn phá mạnh nhất. Diện tích của những cánh rừng này không ngừng giảm xuống, khoảng 1% mỗi năm (bằng 80.000 km,tức cỡ diện tích của bang Vơ-gin-ni-a (Virginia), Mỹ, hay một phần bảy diện tích nước Pháp). Cứ hai giây trôi qua là có các mảnh rừng nhiệt đới tương đương với diện tích của một sân bóng đá lại bị xoá khỏi bề mặt Trái Đất.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2017, tr. 149)
1. Vẽ sơ đồ tóm tắt các thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Các số liệu được đề cập tới trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
3. Quan điểm, thái độ của tác giả được bộc lộ bằng cách nào?
Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Cảnh tượng Trái Đất và bầu trời vào một ngày trời quang nhìn qua cửa sổ máy bay phản lực ở độ cao khoảng 10 km so với mặt đất luôn có một vẻ đẹp rất hiếm hoi. Bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh. Tiếc là hoạ sĩ người Anh Tơn-nở (Turner), người đã một lần buộc chặt mình vào cột buồm của một con thuyền giữa bão tổ để quan sát rõ hơn các màu sắc của biển động, đã không được đi máy bay và ngắm các trò chơi này của ánh sáng Mặt Trời với Trái Đất và bầu trời! Các bạn chắc đã quan sát thấy rằng, nhìn từ máy bay, bầu trời trông thẫm hơn so với nhìn từ mặt đất. Giải thích điều này thật đơn giản: ảnh sáng của bầu trời được quyết định bởi lượng phân tử không khí nằm trên trục nhìn của chúng ta; càng có nhiều các phân tử không khí này, thì bầu trời càng sáng, và nó càng ít sắm hơn. Bởi vì càng lên cao thì không khí càng loãng, nên càng có ít hơn các phân tử không khí trên đường ngắm của chúng ta khi nhìn từ cửa sổ máy bay; không khí như vậy sẽ kém sáng hơn và do đó bầu trời trông sẫm hơn. Nếu bạn đẩy thí nghiệm này lên mức cực hạn, tức là loại bỏ tất cả các phân tử không khí, thì sẽ không còn ánh sáng màu lam nào được tán xạ nữa để làm sáng bầu trời và bầu trời khi đó sẽ tối đen như mực. Đây chính là điều đã xảy ra trong không gian hay trên bề mặt Mặt Trăng nơi hoàn toàn không có không khí. Chính vì thế bầu trời mà các nhà thiên văn nhìn từ không gian hay từ Mặt Trăng luôn luôn là một màu đen hoàn toàn.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Sđd, tr. 268 – 269)
1. Xác định câu chủ đề và thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Xác định các ý phụ và các thông tin chi tiết để làm rõ thông tin chính.
3. Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích và phân tích tác dụng của nó.
4. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.
5. Thái độ, quan điểm của tác giả được thể hiện bằng cách nào?
6. Những thông tin trong đoạn trích gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Xem lời giải
Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để thiết kế một bản hướng dẫn nơi công cộng (công viên, bảo tàng, thư viện,...).
Xem lời giải
Thảo luận về bản hướng dẫn nơi công cộng mà bạn đã xây dựng.
Người nói |
Người nghe |
- Giới thiệu tên của văn bản hướng dẫn - Thuyết minh về các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản hướng dẫn - Thuyết minh về các thông tin chính trong văn bản hướng dẫn - Xin ý kiến phản hồi của người nghe về phần thuyết trình |
- Chú ý đến tên của văn bản hướng dẫn - - Chú ý đến các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản hướng dẫn - Ghi lại những thông tin chính trong văn bản hướng dẫn - Ghi lại những thông tin chính trong văn bản hướng dẫn - Nếu phản hồi về nội dung của văn bản hướng dẫn cũng như cách thuyết tình của người nói. |