Bài tập 1. Đọc lại đoạn 4 của văn bản Sự sống và cái chết trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 76) và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định câu chủ đề và thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Thông tin chính này được triển khai cụ thể thành các ý phụ và chi tiết nào?
3. Các số liệu được nhắc tới trong đoạn trích có tác dụng gì? \
4. “Cái chết cho phép sự sống tiến lên. Nó là một phần không thể tách rời của sự sống”. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Tính cách của cây trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr.96 –98) và trả lời các câu hỏi:
1. Tóm tắt những thông tin chính được trình bày trong văn bản và chỉ ra trình tự sắp xếp các thông tin đó.
2. Vì sao tác giả cho rằng cây có tính cách? Tính cách của cây được biểu hiện như thế nào?
3. Tác giả quan sát và phân tích tính cách của cây từ điểm nhìn nào? Việc sử trọng trong văn bản này dụng điểm nhìn đó có tác dụng gì?
4. Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản này?
5. Thông điệp tác giả muốn truyền tải trong văn bản này là gì?
6. Các thông tin, dữ liệu tác giả trình bày trong văn bản được lấy từ đâu? Thông tin đó có đáng tin cậy không? Vì sao bạn đánh giá như vậy?
7. Văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách ứng xử cần có của con người với cây cối?
8. Theo bạn, cây cối có cảm xúc, suy nghĩ hay không? Nó có thể cảm nhận nỗi đau hay không?
Bài tập 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Các khu rừng nhiệt đới chắc chắn là những nơi đa dạng sinh học nhất trên Trái Đất. Mặc dù chúng chỉ chiếm 6% đất (khoảng 8 triệu km), nhưng những sinh vật trên cạn và dưới nước sống ở đó chiếm hơn một nửa số cơ thể sống được biết tới. Chúng giữ kỉ lục buồn là hệ sinh thái bị bàn tay con người tàn phá mạnh nhất. Diện tích của những cánh rừng này không ngừng giảm xuống, khoảng 1% mỗi năm (bằng 80.000 km,tức cỡ diện tích của bang Vơ-gin-ni-a (Virginia), Mỹ, hay một phần bảy diện tích nước Pháp). Cứ hai giây trôi qua là có các mảnh rừng nhiệt đới tương đương với diện tích của một sân bóng đá lại bị xoá khỏi bề mặt Trái Đất.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2017, tr. 149)
1. Vẽ sơ đồ tóm tắt các thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Các số liệu được đề cập tới trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
3. Quan điểm, thái độ của tác giả được bộc lộ bằng cách nào?
Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Cảnh tượng Trái Đất và bầu trời vào một ngày trời quang nhìn qua cửa sổ máy bay phản lực ở độ cao khoảng 10 km so với mặt đất luôn có một vẻ đẹp rất hiếm hoi. Bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh. Tiếc là hoạ sĩ người Anh Tơn-nở (Turner), người đã một lần buộc chặt mình vào cột buồm của một con thuyền giữa bão tổ để quan sát rõ hơn các màu sắc của biển động, đã không được đi máy bay và ngắm các trò chơi này của ánh sáng Mặt Trời với Trái Đất và bầu trời! Các bạn chắc đã quan sát thấy rằng, nhìn từ máy bay, bầu trời trông thẫm hơn so với nhìn từ mặt đất. Giải thích điều này thật đơn giản: ảnh sáng của bầu trời được quyết định bởi lượng phân tử không khí nằm trên trục nhìn của chúng ta; càng có nhiều các phân tử không khí này, thì bầu trời càng sáng, và nó càng ít sắm hơn. Bởi vì càng lên cao thì không khí càng loãng, nên càng có ít hơn các phân tử không khí trên đường ngắm của chúng ta khi nhìn từ cửa sổ máy bay; không khí như vậy sẽ kém sáng hơn và do đó bầu trời trông sẫm hơn. Nếu bạn đẩy thí nghiệm này lên mức cực hạn, tức là loại bỏ tất cả các phân tử không khí, thì sẽ không còn ánh sáng màu lam nào được tán xạ nữa để làm sáng bầu trời và bầu trời khi đó sẽ tối đen như mực. Đây chính là điều đã xảy ra trong không gian hay trên bề mặt Mặt Trăng nơi hoàn toàn không có không khí. Chính vì thế bầu trời mà các nhà thiên văn nhìn từ không gian hay từ Mặt Trăng luôn luôn là một màu đen hoàn toàn.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Sđd, tr. 268 – 269)
1. Xác định câu chủ đề và thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
2. Xác định các ý phụ và các thông tin chi tiết để làm rõ thông tin chính.
3. Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích và phân tích tác dụng của nó.
4. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.
5. Thái độ, quan điểm của tác giả được thể hiện bằng cách nào?
6. Những thông tin trong đoạn trích gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Bài Làm:
Bài tập 1.
1. Câu chủ đề trong đoạn trích: “Các loài tiến hoá và tự hoàn thiện dần bởi vì chúng phải đấu tranh để sinh tồn và bởi vì cái chết đang chờ chúng ở cuối con đường". Thông tin chính được trình bày trong đoạn trích là vai trò của cái chết đối với sự sống và sự tiến hoá của các loài sinh vật.
2. Thông tin chính được triển khai thành các ý phụ và chi tiết:
– Cái chết là một phần của sự sống và là động lực tiến hoá của các loài sinh vật.
– Không có cái chết, sẽ không có sự tiến hoá.
3. Các số liệu được nhắc tới trong đoạn trích (“300 000 năm sau Bích Beng (Big Bang)” “13,7 tỉ năm sau vụ nổ khởi thuỷ”) nhấn mạnh và giúp hình dung cụ thể hơn sự bất biến, không tiến hoá của các loài vô sinh, qua đó nhấn mạnh vai trò của cái chết đối với sự tiến hoá ở các loài sinh vật trên Trái Đất.
4. Đây là một câu hỏi mở. Mỗi HS bằng kinh nghiệm sống, quan niệm sống riêng của mình có thể đưa ra những câu trả lời khác nhau.
Bài tập 2.
1. Các thông tin chính trong văn bản được trình bày theo trình tự từ khái quát đến cụ thể: ược trình bày tê
– Tính cách của cây thể hiện ở những hành vi khác nhau với môi trường sống.
– Tính cách của cây thể hiện qua tình huống cây phải rụng lá vào mùa thu. – Tính cách của cây thể hiện qua tình huống cây phải rụng hoặc mọc thêm cành mới trong điều kiện thiếu ánh sáng.
2. Dựa vào quan sát của mình về ba cây sồi, sinh trưởng trong những điều kiện giống hệt nhau, nhưng lại có những hành vi khác nhau, tác giả cho rằng cây cũng có tính cách. Chính tính cách bẩm sinh quyết định những hành vi khác nhau của cây.
Tính cách của cây được biểu hiện trong tình huống rụng lá khi mùa thu đến. Trong tình huống đó, mỗi cây sồi lại có những hành vi khác nhau, thể hiện tính cách khác nhau: cây bên phải thích ứng nhanh, đã sẵn sàng chuyển màu, trong khi hai cây còn lại thì chậm chạp hơn. Đằng sau mỗi hành vi đó là những quyết định khác nhau về thời điểm rụng lá, cây bên phải căng thẳng hơn, khôn ngoan hơn, quyết định rụng ngay lập tức, trong khi đó hai cây còn lại bạo gan hơn, giữ lại màu xanh lâu hơn.Tính cách của cây còn được biểu hiện trong tình huống khi cây phải đối diện với nguy hiểm, ví dụ như khi sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng hay bị nấm tấn công. Có cây sẽ dũng cảm hi sinh một phần cành của mình, chủ động tấn công và giết chết nấm, nhưng cũng có cây sẽ không chịu rụng cành, thân sẽ mục dần và trở nên ít vững chắc. Có cây tham lam ánh sáng sẽ tận dụng cơ hội khi những cây khác chết đi để mọc ra những cành to và cuối cùng phải trả giá cho sự tham lam ngu ngốc của mình.
Như vậy, theo tác giả, tính cách của cây là những quyết định, lựa chọn và phản ứng khác nhau của cây trước những kích thích từ môi trường bên ngoài. Đằng sau các hành vi của cây như rụng lá, mọc cành hay rụng cành thực ra là những lựa chọn, tính toán, quyết định khác nhau của cây, thể hiện những tính cách khác nhau của cây: nhanh nhẹn hay chậm chạp, hi sinh hay tham lam, khôn ngoan hay ngu ngốc,... Những tính cách khác nhau đó làm nên sự đa dạng về hình dáng của cây cối, mặc dù chúng sống trong điều kiện giống hệt nhau.
3. Tác giả đã quan sát và phân tích tính cách của cây từ điểm nhìn bên trong của cây. Điểm nhìn này cho thấy những băn khoăn, tính toán, do dự; những diễn biến tâm lí, cảm xúc khác nhau của cây trước các kích thích từ môi trường bên ngoài, giúp cảm nhận được cây cũng là một chủ thể có suy nghĩ, có tính cách như con người.
4. Các yếu tố miêu tả được thể hiện qua các chi tiết:“hoàn toàn xanh mướt” “cao và nhẵn nhụi”, “những tầng bên dưới sẽ tối om” “dáng chúng uy nghi nổi bật giữa đồng không mông quạnh”, “tán cây của chúng liên kết lại, hình thành nên một vòm lá to lớn”,... Yếu tố miêu tả giúp người đọc có thể hình dung ra một cách sống động hình dáng, hành động của cây, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đầy sức sống.
5. Thông qua các từ ngữ miêu tả cây cối như: “hai kẻ chậm chạp này”, “người xóm lân cận có thể thấy tác giảc hàng xóm của mình”, “hàng xóm lân cận”, “thèm khát”, “thận trọng”, “khôn ngoan” “căng thẳng” “tận dụng” “hình dung"... có thể thấy, tác giả cho rằng cây cối không phải là những vật vô tri mà cũng có cảm xúc, suy nghĩ, tính cách, và do đó cần được ứng xử theo một cách khác.
6. Các thông tin, dữ liệu trong văn bản được thu thập từ những trải nghiệm và quan sát của tác giả. Có thể thấy điều này qua các chi tiết như: “Trên con đường thôn dã nằm giữa làng Hum-men (Hummel) quê tôi và thị trấn nhỏ kế bên trong thung lũng A-hơ (Ahr) có ba cây sồi. [.] Điều đó khiến chúng trở thành vật nghiên cứu lí tưởng của tôi" Tác giả đã quan sát cây vào nhiều thời điểm khác nhau một cách hết sức tỉ mỉ, chi tiết, từ trải nghiệm thực tế của một người gắn bó mật thiết với cây cối. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất nhiều ý kiến khác nhau về cuốn sách Đời sống bí ẩn của cây. Có ý kiến cho rằng những thông tin mà tác giả cung cấp thiếu tính khoa học, vì nó chỉ đơn thuần dựa trên sự quan sát của cá nhân, với rất nhiều suy đoán thiếu căn cứ. Có ý kiến lại cho rằng cuốn sách đã cho thấy một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ và thuyết phục về đời sống xã hội của cây cối.7. Cây cối không phải là những thực thể vô tri, mà là những chủ thể có suy nghĩ, cảm xúc và tính cách. Điều này đã được chứng minh qua nhiều thí nghiệm khoa học. Vì thế, cần ứng xử với cây cối một cách bình đẳng như với tất cả các loài sinh vật khác, trên tinh thần tôn trọng sự sống.
Vì cây cối có phản ứng và tính cách khác nhau nên khi trồng, chăm sóc cây, ta cần lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng những tính cách khác biệt của chúng, nhờ thế, cây sẽ được sinh trưởng trong một môi trường thuận lợi nhất.
Văn bản gợi liên tưởng tới những mô hình nông nghiệp sinh thái đã được đề cập đến trong nhiều cuốn sách như Cách mạng từ một cọng rơm của Ma-xa-nô-bư Phư-cư-ô-ca (Masanobu Fukuoka), Quả táo thần kì của Kimura của Ta-cư-gi I-si-ka-oa (Takuji Ishikawa). Trong những cuốn sách này, người ta đã chứng minh, chính cách sản xuất nông nghiệp theo lối bóc lột tự nhiên, trấn áp tự nhiên là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái, sự bùng nổ của sâu bọ, nạn dịch, và chỉ có quay trở về sản xuất thuận tự nhiên thì con người mới gặt hái được những thành quả tốt đẹp từ nông nghiệp.
8. Nhiều thí nghiệm khoa học nổi tiếng đã chứng minh cây cối cũng có tri giác và cảm xúc như thí nghiệm của người làm vườn nổi tiếng Lu-dơ Bơ-banh (Luther Burbank) ở San-tơ Râu-dơ (Santa Rosa), Ca-li-phoóc-ni-a (California), Mỹ, hay thí nghiệm của nhà thực vật học nổi tiếng Các Lin-ni-ét (Carl Linnaeus),... Đây vẫn là vấn đề khoa học còn nhiều bí ẩn, vì thế người đọc có thể tự do bày tỏ các quan điểm riêng của mình.
Bài tập 3.
1. Có thể trình bày các thông tin chính trong văn bản bằng một sơ đồ như sau:
2. Số liệu “6% đất (khoảng 8 triệu km)”, “hơn một nửa số cơ thể sống" được biết tới làm nổi bật sự đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới. Số liệu “80 000 km?” rừng bị giảm xuống mỗi năm cho thấy sức tàn phá kinh khủng của con người đối với rừng nhiệt đới, cũng như những nguy cơ trầm trọng đối với sự đa dạng sinh học trênTrái Đất. Số liệu “cứ hai giây trôi qua là có các mảnh rừng nhiệt đới tương đương với diện tích của một sân bóng đá lại bị xoá khỏi bề mặt Trái Đất” nhằm cụ thể hoá tốc độ suy giảm diện tích rừng, giúp có thể hình dung một cách sống động mức độ nguy hiểm của vấn đề. Tóm lại, các con số biết nói được trình bày trong đoạn trích vừa tạo nên tính thuyết phục, khách quan của văn bản, vừa gây ấn tượng mạnh mẽ, có tác dụng thức tỉnh sâu sắc đối với người đọc.
3. Quan điểm, thái độ của tác giả được bộc lộ một cách gián tiếp thông qua các dữ liệu khách quan, các con số biết nói, đồng thời cũng được bộc lộ một cách trực tiếp thông qua các nhận xét, đánh giá ("Chúng giữ kỉ lục buồn là hệ sinh thái bị bàn tay con người tàn phá mạnh nhất").
Bài tập 4.
1. Câu chủ đề của đoạn trích là: “Cảnh tượng Trái Đất và bầu trời vào một ngày trời quang nhìn qua cửa sổ máy bay phản lực ở độ cao 10 km so với mặt đất luôn có một vẻ đẹp rất hiếm hoi”. Thông tin chính được trình bày trong đoạn trích là vẻ đẹp của bầu trời nhìn từ trên cao.
2. Thông tin chính của đoạn trích đã được làm rõ bởi các ý phụ và các chi tiết sau: - Vẻ đẹp của bầu trời từ điểm nhìn trên cao của một người quan sát thông thường: “bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh”, “bầu trời trông thẫm hơn so với nhìn từ mặt đất".
- Vẻ đẹp của bầu trời từ điểm nhìn khoa học: “càng có nhiều phân tử không khí này, thì bầu trời càng sáng, và nó càng ít sắm hơn”; “càng lên cao thì không khí càng loãng”.
3. Yếu tố miêu tả trong đoạn trích được thể hiện cụ thể qua các chi tiết như: “Bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh” “bầu trời trông thảm hơn so với nhìn từ mặt đất”, “bầu trời khi đó sẽ tối đen như mực". Yếu tố miêu tả giúp cho các thông tin được cung cấp trở nên cụ thể, sống động, tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người đọc, hỗ trợ đắc lực cho việc biểu đạt thông tin.
4. Tuy là một văn bản thông tin với đặc điểm nổi bật là ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, chính xác, song trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Biện pháp so sánh (“bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh”) giúp người đọc có thể tưởng tượng ra được vẻ đẹp kì diệu, tráng lệ của bầu trời. Biện pháp ẩn dụ (“trò chơi này của ánh sáng Mặt Trời với Trái Đất và bầu trời”) khiến cho thiên nhiên trở thành một chủ thể sống động, có tính cách. Việc sử dụng các biện pháp tu từ đã khiến lời văn trở nên uyển chuyển, tinh tế, đẹp đẽ, làm gia tăng sức hấp dẫn của văn bản.
5. Thái độ, quan điểm của tác giả không được bộc lộ một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua việc nhấn mạnh vẻ đẹp mĩ lệ, kì diệu của bầu trời cũng như
giải thích vẻ đẹp đó từ góc nhìn khoa học. Thông qua miêu tả và giải thích, tác giả kín đáo thể hiện một thái độ ngưỡng mộ đối với sự kì diệu của tạo hoá và vẻ đẹp của khoa học.
6. Những thông tin trong đoạn trích giúp nhận ra được vẻ đẹp diễm lệ và màu nhiệm của thiên nhiên, đồng thời cũng dẫn dắt người đọc khám phá thế giới bí ẩn và vô tận của khoa học.