Nội dung bài học gồm hai phần:
- Lý thuyết về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
- Báo cáo thực hành
A. Lý thuyết
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và có độ lớn bằng độ lớn bằng vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
- Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'.
I. Chuẩn bị
Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị:
- một gương phẳng ;
- một cái bút chì ;
- một thước chia độ ;
- chép sẵn ra giấy mẫu báo cáo.
II. Nội dung thực hành
1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
Cho một gương phẳng và một bút chì, vẽ ảnh của bút chì qua gương.
2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Bố trí thí nghiệm như hinh dưới đây:
B. Mẫu báo cáo thực hành
THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
Họ và tên: ……………………… Lớp: ……………
1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1. (Trang 18 SGK lí 7)
Cho một gương phẳng (hình 6.1 SGK) và một bút chì.
a) Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây:
- Song song, cùng chiều với vật.
- Cùng phương, ngược chiều với vật.
b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.
Xem lời giải
2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng
Câu 2. (Trang 18 SGK lí 7)
Bố trí thí nghiệm như hình 6.2 (SGK). Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.
PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Xem lời giải
Câu 3. (Trang 18 SGK lí 7)
Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm?
Xem lời giải
Câu 4. (Trang 18 SGK lí 7)
Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3 SGK). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy ?