Giải bài 28 Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

Giải bài 28 Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất - sách kết nối tri thức tiếng việt 3 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

KHỞI ĐỘNG

Nêu những việc làm của con người để bảo vệ Trái Đất?

Giải bài 28 Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

Câu trả lời:

Một số việc làm của con người để bảo vệ Trái Đất:

  • Trồng nhiều cây xanh
  • Dọn dẹp vệ sinh môi trường
  • Không vứt rác bừa bãi
  • Đi bộ, sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp thay vì xe máy, ô tô,...

 

ĐỌC

1. Bài viết nhắc đến mấy điều mọi người cần làm cho Trái Đất? Đó là những điều gì?

2. Vì sao mọi người cần làm những điều đó?

3. Theo em, vì sao lại gọi đó là những điều nhỏ?

4. Chúng ta có thể làm gì để cứu sinh vật biển?

5. Từ bài đọc trên, em thấy mình cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Câu trả lời:

1. Bài viết nhắc đến ba điều mọi người cần làm cho Trái Đất:

  • Không vứt rác bừa bãi
  • Không dùng túi ni lông
  • Không lãng phí thức ăn

2. Mọi người cần làm những điều đó để hạn chế tối đa việc làm ô nhiễm môi trường, chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sống chúng ta.

3. Theo em, gọi đó là những điều nhỏ vì chúng ta ai cũng có thể làm được và rất dễ dàng để thực hiện.

4. Gợi ý:

  • Không xả chất thải sinh hoạt, chất thải từ nhà máy ra biển khi chưa qua xử lí.
  • Không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là những chất khó phân hủy như nhựa, ni lông ra biển.

5. Từ bài đọc trên, em thấy mình cần:

  • Có ý thức tự giác chấp hành các biện pháp bảo vệ môi trường và nhắc nhở mọi người xung quanh.
  • Tham gia trồng cây xanh để giúp không khí trong lành.
  • Không vứt rác bừa bãi.
  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường sống xung quanh.

 

ĐỌC MỞ RỘNG

1. Tìm đọc bài về đồ vật thông minh giúp con người trong công việc và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Giải bài 28 Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

2. Trao đổi với bạn về nội dung bài đã đọc.

Câu trả lời:

1.

PHIẾU ĐỌC SÁCH

- Ngày đọc: 10/5/2021

- Tên bài: Rô-bốt đang đến gần cuộc sống.

- Tác giả: Huy Bình

- Tên và công dụng của đồ vật:

+ Rô-bốt Pép-pơ: hỗ trợ cung cấp thông tin về sản phẩm.

+ Rô-bốt Ê-li-át: dạy ngôn ngữ.

+ Rô-bốt chăm sóc người cao tuổi, phục vụ nhà hàng,...

Thông tin thú vị đối với em: Không chỉ có rô-bốt làm thay những công việc nặng nhọc, nguy hiểm mà còn có rô-bốt giúp việc thường ngày.

Điều em muốn biết thêm: Có loại rô-bốt nào có chức năng trông trẻ hay không?

Mức độ yêu thích: 5 sao

2. HS tự trao đổi với bạn về nội dung bài đọc.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép thay cho ô vuông.

Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp, miệng xuýt xoa: ∎Kẹo bông ngon tuyệt!∎

Ăn hết chiếc kẹo, cô bé tiện tay ném que kẹo xuống mặt đường. Mẹ Hồng thấy vậy, liền nhặt lên và hỏi:

∎Con có thấy đường rất sạch không?

∎Đường rốt sạch, mẹ ạ. Cô giáo con bảo: ∎Các cô chú lao công làm việc rất vất vả để mang lại môi trường trong lành cho tất cả chúng ta∎

∎Chính vì thế chúng ta nên trân trọng công sức lao động của họ, không được vứt rác bừa bãi.

Hồng hiểu ra, cầm lấy chiếc que trong tay mẹ, bỏ vào thùng rác gần đó.

(Theo Ngọc Khánh)

2. Dựa vào tranh minh hoạ bài đọc Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất, viết một câu có sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần liệt kê.

3. Những câu in đậm trong truyện cười dưới đây thuộc kiểu câu gì? Hãy chỉ ra đặc điểm, công dụng của chúng.

Đi chợ

Có một cậu bé được bà sai đi chợ. Bà đưa cho cậu hai đồng, hai cái bát và nói:

- Cháu mua giúp bà một đồng tương, một đồng mắm nhé!

Cậu bé vâng dạ, đi ngay. Gần tới chợ, cậu bỗng hớt hải chạy về nói với bỏ.

- Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?

Bà mỉm cười:

- Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được.

Cậu bé lại ra đi. Đến chợ, cậu lại ba chân bốn cẳng chạy về

- Bà ơi, thế đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?

Bà phì cười:

- Trời!

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

Câu trả lời:

1. Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép thay cho ô vuông.

Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp, miệng xuýt xoa: "Kẹo bông ngon tuyệt!"

Ăn hết chiếc kẹo, cô bé tiện tay ném que kẹo xuống mặt đường. Mẹ Hồng thấy vậy, liền nhặt lên và hỏi:

- Con có thấy đường rất sạch không?

- Đường rất sạch, mẹ ạ. Cô giáo con bảo: "Các cô chú lao công làm việc rất vất vả để mang lại môi trường trong lành cho tất cả chúng ta"

- Chính vì thế chúng ta nên trân trọng công sức lao động của họ, không được vứt rác bừa bãi.

Hồng hiểu ra, cầm lấy chiếc que trong tay mẹ, bỏ vào thùng rác gần đó.

(Theo Ngọc Khánh)

2. Dựa vào tranh minh hoạ bài đọc Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất, viết một câu có sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần liệt kê.

Gợi ý: Chúng ta cần thực hiện những hành động như: trông cây, dọn dẹp vệ sinh, không vứt rác bừa bãi,... để bảo vệ môi trường đất.

3. Những câu in đậm trong truyện cười dưới đây thuộc kiểu câu gì? Hãy chỉ ra đặc điểm, công dụng của chúng.

- Cháu mua giúp bà một đồng tương, một đồng mắm nhé! 

=> Câu cầu khiến dùng để yêu cầu

- Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?

=> Câu hỏi, dùng để hỏi

- Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được.

=> Câu kể , dùng để trả lời

- Bà ơi, thế đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?

=> Câu hỏi dùng để hỏi

- Trời!

=> Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc

 

LUYỆN VIẾT ĐOẠN

1. Trao đổi với bạn về:

  • Những hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương và nguyên nhân.
  • Những việc em và mọi người đã làm hoặc có thể làm để khắc phục hiện tượng ô nhiễm đó.

Giải bài 28 Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

2. Viết đoạn văn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.

Giải bài 28 Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

3.  Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,...).

Câu trả lời:

1. Gợi ý:

  • Hiện tượng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm không khí.
  • Nguyên nhân: khí thải từ xe cộ (xe máy, ô tô,...), đốt rác, sử dụng bếp than tổ ong,...
  • Biện pháp khắc phục:
    • Vận động mọi người sử dụng xe đạp hoặc các phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện,...).
    • Xây dựng biện pháp răn đe, xử phạt đối với các hành vi đốt rác bừa bãi.
    • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của bếp than tổ ong đến sức khoẻ con người và môi trường => Đổi sang sử dụng bếp gas, bếp từ,...

2. Viết đoạn văn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.

Chủ nhật, em rủ Việt Hà ra công viên chơi. Tình cờ chúng em gặp được bốn bạn cùng lớp là Phát, Hoàng, Độ, Dũng. Sau khi dạo một vòng quanh công viên, chúng em lại ngồi đối diện nhau trên hai dãy ghế, ngắm nhìn cảnh vật xe cộ qua lại và kể cho nhau nghe những chuyện cười đọc được trang báo “Nhi Đồng” và “Khăn quàng đỏ”. Cả bọn cười nói rôm rả. Bỗng, Độ phát hiện thấy dưới ghế ngồi có rất nhiều vỏ chai nhựa. Độ nói: “Không biết ai vứt rác nữa?”. Hoàng nói: “Chúng mình mau nhặt bỏ vào thùng rác đi!”. Rồi cả nhóm cùng nhặt số vỏ chai nhựa bỏ vào thùng. Xong xuôi, chúng em cảm thấy rất vui vì làm được việc tốt.

3. HS tự đọc lại đoạn văn, soát và sửa lỗi sai.

 

VẬN DỤNG

Trao đổi với người thân về những việc cần làm để giữ nhà cửa luôn sạch đẹp.

Câu trả lời:

Gợi ý:

  • Trồng nhiều cây xanh trong nhà.
  • Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, giữ nhà cửa luôn sạch sẽ.
  • Tận dụng ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng đèn điện.

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 3 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải tiếng việt 3 tập 2 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 3 | Để học tốt Lớp 3 | Giải bài tập Lớp 3

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 3, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 3 giúp bạn học tốt hơn.