KHỞI ĐỘNG
Theo em, sóc sẽ làm thế nào trong tình huống dưới đây?
Cả buổi sáng, sóc mới kiếm được một hạt dẻ. Vừa định thưởng thức món ngon đó thì sóc nhìn thấy nhím đang ủ rũ vì đói.
Câu trả lời:
Gợi ý:
- Sóc sẽ chia sẻ hạt dẻ với nhím.
- Sóc sẽ giấu hạt dẻ đi để ăn một mình...
ĐỌC
1. Khi nhìn thấy cây hồng có quả xanh, thỏ đã nghĩ gì và làm gì?
2. Chuyện gì xảy ra khi thỏ đứng đợi quả hồng rụng xuống?
3. Vì sao thỏ nhường quả hồng cho đàn chim?
4. Kết hợp ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp với nội dung bài đọc.
5. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?
Câu trả lời:
1. Khi nhìn thấy cây hồng có quả xanh:
- Thỏ đã nghĩ: "Chờ hồng chín mình sẽ thưởng thức vị ngọt lịm của nó".
- Hằng ngày thỏ chăm chỉ tưới nước cho cây.
2. Khi thỏ đứng đợi quả hồng rụng xuống thì có đàn chịm bay đến định ăn quả hồng.
3. Thỏ nhường quả hồng cho đàn chim vì nghe đàn chim cầu khẩn rằng tất cả đều đang đói
4. Kết hợp ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp với nội dung bài đọc.
- Đàn chim ngạc nhiên - khi thấy thỏ chưa được ăn hồng bao giờ.
- Đàn chim ái ngại - khi đã ăn mất quả hồng của thỏ.
- Đàn chim xúc động - khi thấy thỏ muốn cả đàn chim được no bụng.
5. Câu chuyện trên muốn nói với em rằng phải biết giúp đỡ mọi người xung quanh mình dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Hãy vị tha, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
VIẾT
Ôn chữ viết hoa: R, S
1. Viết tên riêng: Ghềnh Ráng.
2. Viết câu:
Về thăm Bình Định quê ta
Không quên Ghềnh Ráng, Tiên Sa hữu tình.
(Phạm Tuấn Mạnh)
Câu trả lời:
HS tự thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Tìm từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm dưới đây:
Hằng ngày, thỏ chăm chỉ tưới nước cho cây. Ít lâu sau, quả hồng ngả vàng, rồi đỏ. Thỏ kiên nhẫn đứng đợi quả rơi xuống, vì nó không biết trèo cây.
2. Dựa vào tranh, tìm 2 - 3 từ chỉ màu xanh. Đặt câu với từ em tìm được.
Mẫu: Mặt biển xanh biếc.
3. Lời nói của thỏ và đàn chim trong đoạn văn dưới đây được đánh dấu bằng dấu câu nào? Nêu vị trí của dấu câu đó.
Vừa lúc đó, có đàn chim bay đến, định ăn quả hồng. Thỏ hốt hoảng kêu lên:
- Hồng của tớ!
Thấy vậy đàn chim cầu khẩn:
- Cho chúng tớ ăn nhé. Chúng tớ đói lả rồi.
Câu trả lời:
1. Từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm:
- Chăm chỉ - Siêng năng
- Kiên nhân - Kiên trì
2. Dựa vào tranh, tìm 2 - 3 từ chỉ màu xanh. Đặt câu với từ em tìm được.
- Từ chỉ màu xanh: xanh thẳm, xanh mướt,...
- Đặt câu:
- Bầu trời xanh thẳm.
- Những hàng cây xanh bên bờ biển xanh mướt.
3. Lời nói của thỏ và đàn chim trong đoạn văn dưới đây được đánh dấu bằng: Dấu gạch ngang đặt ở đầu câu.
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
1. Đọc lời tranh luận của các bạn trong tranh và phát biểu ý kiến của em về thỏ con.
2. Viết đoạn văn nêu lí do em thích (hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con.
3. Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý,...)
Câu trả lời:
1. Gợi ý:
- Tớ thích thỏ con vì sự tốt bụng, biết chia sẻ với người khác.
- Tớ thích thỏ con vì thỏ rất chăm chỉ làm lụng và kiên nhẫn.
Câu hỏi 2. Gợi ý:
Trong câu chuyện "Quả hồng của thỏ con" Thỏ chăm sóc cho cây hồng bao nhiêu ngày tháng vì muốn được ăn những quả hồng ngọt lịm. Nhưng cuối cùng, thỏ sẵn sàng nhường lại quả hồng cho đàn chim nhỏ đang đói. Đàn chim đã đền đáp thỏ con bằng cả một cây hồng trĩu quả. Qua hành động của thỏ giúp ta học được đức tính nhường nhịn và yêu thương người khác. Chỉ khi ta sẵn lòng giúp đỡ người khác, đến khi cần mới được người khác giúp lại.
3. HS tự thực hiện.
VẬN DỤNG
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về một việc làm tốt.
Câu trả lời:
Một số câu chuyện, bài văn, bài thơ về một việc làm tốt:
- Vị khách tốt bụng - Truyện dân gian nước ngoài
- Sự tích con cua.