Giải bài 2 Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

Giải bài 2: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm - Sách hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Hoạt động 1: Chia sẻ những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống

1. Chia sẻ những tình huống nguy hiểm mà em biết.

Giải bài 2: Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

2. Chia sẻ về cách tự bảo vệ bản thân trong các tình huống đó.

Hướng dẫn:

Gợi ý một số tình huống nguy hiểm và cách tự bảo vệ bản thân trong các tình huống đó:

- Bị người lạ mặt bám theo: chạy thật nhanh vào nhà người quen hoặc cửa hàng gần đó để gọi bố mẹ đến đón về.

- Đi ngoài đường trời mưa, có sấm sét: nhanh chóng chạy về nhà nếu gần hoặc vào một cửa hàng gần đó xin trú nhờ để tránh mưa và khả năng bị sấm sét đánh.

- Đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường: đi đúng làn đường dành cho xe đạp với tốc độ vừa phải, không đi dàn hàng ngang hay vừa đi vừa nói chuyện.

- Bơi lội trên sông: chỉ bơi khi có áo phao hoặc có người lớn đi cùng để phòng tránh bị đuối nước.

Hoạt động 2: Xác định cách thức bảo vệ bản thân trong một số tình huống nguy hiểm

Thảo luận để đưa ra cách tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống nguy hiểm.

Giải bài 2 Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

 

Hướng dẫn: 

Gợi ý: Cách tự bảo vệ bản khi bị đuối nước

- Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, tự biến mình thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.

- Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.

- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

- Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng miệng.

Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân trong tình huống nguy hiểm

1. Thảo luận đưa ra cách xử lí để tự bảo vệ bản thân trong các tình huống nguy hiểm sau:

Giải bài 2 Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểmGiải bài 2 Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

2. Tranh biện về quan niệm: "Mạng xã hội là nơi thích hợp để tìm ra những người bạn và chia sẻ thông tin, khó có thể có nguy hiểm gì ở đây".

Hướng dẫn:

1. Xử lí tình huống:

- Tình huống 1: kể chuyện, tâm sự với thầy cô, bố mẹ để có biện pháp khuyên ngăn và giải quyết bất hoà với bạn.

- Tình huống 2: ngoan ngoãn đưa chiếc xe đạp cho bọn họ sau đó về nhà kể chuyện với bố mẹ để báo công an, trích xuất camera và tìm ra hai người lạ mặt đó.

- Tình huống 3: lập tức từ chối yêu cầu xin số điện thoại của người đàn ông đó và chạy thật nhanh về nhà bác hàng xóm để nhờ bác đưa về hoặc chờ bố mẹ đến đón.

- Tình huống 4: bình tĩnh lấy một cây gậy dài để xua đuổi chúng đi xa và chạy thật nhanh ra khỏi khu vực đó.

2. Gợi ý:

Giải bài 2 Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

Hoạt động 4: Thiết kế và giới thiệu sản phẩm về việc tự bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm

Thảo luận nhóm và thiết kế áp phích, video clip, tiểu phẩm,... hướng dẫn cách tự bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm.

Hướng dẫn:

Giải bài 2 Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểmGiải bài 2 Tự bảo vệ trong tình huống nguy hiểm

 

Xem thêm các bài Giải hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.