1. Ảnh hưởng của nồng độ
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm 1 và quan sát hiện tượng của thí nghiệm. Nhận xét mối liên hệ giữa thể tích dung dịch Na2S2O3 với thời gian xuất hiện kết tủa.
Trả lời:
- Thể tích dung dịch Na2S2O3 tăng thì thời gian xuất hiện kết tủa nhanh hơn.
Câu 2: Quan sát Hình 16.2 và phương trình hóa học của phản ứng, giải thích kết quả thí nghiệm 1.
Trả lời:
- Giải thích: Thể tích dung dịch tăng thì nồng độ chất phản ứng cũng tăng nên tốc độ phản ứng nhanh do đó thời gian xuất hiện kết tủa nhanh hơn.
Bài tập & Lời giải
Câu hỏi bổ sung: Giữ nguyên nồng độ dung dịch Na2S2O3 ban đầu, pha loãng dung dịch H2SO4 tương tự như cách pha loãng dung dịch Na2S2O3 theo Bảng 16.1, kết quả thí nghiệm sẽ thay đổi thế nào?
Xem lời giải
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Câu 3: Quan sát Hình 16.3, nhận xét sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
Xem lời giải
Câu 4: Quan sát Hình 16.4 và phương trình hóa học của phản ứng, giải thích vì sao tốc độ mất màu của KMnO4 trong 2 cốc không giống nhau.
Xem lời giải
Câu hỏi bổ sung: Biết rằng: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ của một phản ứng hóa học tăng 4 lần; cho biết tốc độ phản ứng giảm bao nhiêu lần khi nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC.
Xem lời giải
3. Ảnh hưởng của áp suất
Câu 5: Quan sát Hình 16.5, cho biết mật độ phân bố của các phân tử chất khí trong bình kín thay đổi như thế nào khi tăng áp suất của bình?
Xem lời giải
Câu hỏi bổ sung: Xét các phản ứng xảy ra trong bình kín:
2CO(g) + O2(g) ---> 2CO2(g) (1)
NH4Cl(s) ---> NH3(g) + HCl(g) (2)
Yếu tố áp suất ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng nào? Khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
Xem lời giải
4. Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc
Câu 6: Tiến hành thí nghiệm 2 và so sánh tốc độ khí thoát ra trong hai bình tam giác.
Xem lời giải
Câu 7: Nhận xét mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng với kích thước của CaCO3
Xem lời giải
Câu 8: Quan sát Hình 16.7, giải thích kết quả của thí nghiệm 2.
Xem lời giải
Câu hỏi bổ sung: Củi khi được chẻ nhỏ sẽ cháy nhanh hơn và mạnh hơn so với củi có kích thước lớn. Giải thích.
Xem lời giải
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác
Câu 9: Tiến hành thí nghiệm 3, quan sát hiện tượng và so sánh sự thay đổi của tàn đóm ở 2 ống nghiệm
Xem lời giải
Câu hỏi bổ sung: Tại sao khi nhai kĩ cơm, cảm nhận cơm có vị ngọt hơn?
Xem lời giải
6. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống và sản xuất
Câu 10: Quan sát Hình 16.9, cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng đã được vận dụng trong thực tiễn.
Xem lời giải
Câu hỏi vận dụng: Trong quá trình lên men giấm, người ta thường cho chuối hay nước dừa vào lọ chứa giấm nuôi, giải thích.
Xem lời giải
Bài tập
Câu 1: Hai nhân vật minh họa trong hình bên đang chế biến món gà rán, được thực hiện bằng hai cách. Một người chọn cách chia ra từng phần nhỏ, người còn lại chọn cách để nguyên, giả thiết các điều kiện giống nhau (nhiệt độ, lượng dầu ăn, ...). Hãy cho biết cách nào món ăn nhanh chín hơn. Giải thích.
Xem lời giải
Câu 2: Nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Xem lời giải
Câu 3: Cho a g kim loại Zn dạng hạt vào lượng dư dung dịch HCl 2 M, phương trình hóa học xảy ra như sau:
Zn(s) + 2HCl(aq) ---> ZnCl2(aq) + H2(g)
Tốc độ khí H2 thoát ra như thế nào khi thay đổi các yếu tố dưới đây:
a) Thay a g Zn hạt bằng a g bột Zn
b) Thay dung dịch HCl 2 M bằng dung dịch HCl 1 M
c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch HCl
Xem lời giải
Câu 4: Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2CO(g) + O2(g) ---> 2CO2(g)
Nếu hệ số nhiệt độ Van't Hoff bằng 2, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ của phản ứng từ 30oC lên 60oC?