KHỞI ĐỘNG
Hai hình trên cùng biểu diễn một vật thể. Hãy cho biết các biểu diễn nào giúp người xem dễ hình dung về hình dạng của vật thể hơn?
Câu trả lời:
Hình b giúp người xem dễ hình dung về hình dạng của vật thể hơn.
I. NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Khám phá 1:
Hãy quan sát Hình 11.3 và cho biết:
Câu 1. Các phép chiếu được sử dụng trên hình là những phép chiếu gì?
Câu 2. Vị trí tương đối giữa các trục tọa độ và mặt phẳng hình chiếu. Vị trí vật thể ở Hình 11.3b đã thay đổi như thế nào so với Hình 11.3a?
Câu 3. Nhận xét về hình chiếu thu được ở hai Hình 11.3a và Hình 11.3b.
Câu trả lời:
Câu 1. Hình a sử sụng phép chiếu vuông góc. Hình b sử dụng phép chiếu song song.
Câu 2. Hình a: Trục tọa độ Oxyz khi chiếu lên mặt phẳng chiếu thì không xuất hiện trục Ox'.
Hình b: Trục tọa độ Oxyz khi chiếu lên mặt phẳng chiếu, ta thu được trục Ox'y'z'.
Câu 3. Hình chiếu thu được ở hình a là một hình phẳng.
Hình chiếu thu được ở hình b cho thấy rõ hình dạng của vật thể.
Bài tập & Lời giải
II. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU
Khám phá 2:
Quan sát Hình 11.6 và cho biết:
Câu 1. Phương trục dài của elip khi hình tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng xOy, yOz và zOx có vị trí tương đối thế nào so với các trục Ox', Oy' và Oz'.
Câu 2. Kích thước của trục dài và trục ngăn của elip bằng bao nhiêu?
Xem lời giải
LUYỆN TẬP
Quan sát Hình 11.12 và cho biết:
Câu 1. Hình nào là hình chiếu trục đo vuông góc đều, hình nào là hình chiếu trục đo xiên góc cân.
Câu 2. Cặp hình nào là hình chiếu trục đo của cùng một vật thể.
Xem lời giải
THỰC HÀNH
Cho hình chiếu đứng và hình chiếu băng của Gối đỡ (Hình 11.18) và Đế (Hình 11.19). Hãy vẽ hình chiếu trụ đo của một trong hai vật thể đó.