Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài Làm:

1. Giá trị nội dung

  • Bài thơ là bức chân dung của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa dời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, thối nát; sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cỏ và giữ gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao.
  • Đặt trong hoàn cảnh khi mà xã hội phong kiến đang có những biểu hiện suy vi, con người ta ganh đua và bị cuốn trong vòng danh lợi đấu đá, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực. Đó là cách một con người trung trực, thẳng thắn, yêu nước lựa chọn để giữ nhân cách của mình trong xã hội chao đảo, xuống dốc về đạo đức.

2. Giá trị nghệ thuật

  • Bài thơ sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với việc phát huy cao độ các phép đối tạo nên sự đăng đối, cân xứng cho từng câu, từng cặp câu
  • Ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu sức gợi
  • Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và triết lí sâu xa đã tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài thơ, dù giọng điệu có vẻ tếu táo, vui đùa, tự nhận mình là "ta dại" còn "người khôn"

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Nhàn

Câu 1: Trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng của tác giả như thế nào?

Xem lời giải

Câu 2: Trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Anh / chị hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?

Xem lời giải

Câu 3: Trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)

Xem lời giải

Câu 4: Trang 130 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh / chị  cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Xem lời giải

Câu 5: Trang 130 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

  • Không vất vả, cực nhọc.
  • Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
  • Xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao.
  • Hòa hợp với tự nhiên.

Quan niệm sống đó tích cực hai tiêu cực. Vì sao? 

Xem lời giải

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trang 119 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"

Xem lời giải

Bài tham khảo thêm

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Xem lời giải

Đề bài: Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ "Nhàn".

Xem lời giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Nhàn"

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập