D. Hoạt động vận dụng
1. Giả sử có một đoàn khách du lịch muốn tìm hiểu về cuộc tiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung, nhóm em sẽ thuyết trình giới thiệu như thế nào? Lập dàn ý cho bài thuyết trình đó.
Bài Làm:
Mở bài
Giới thiệu người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ: một vị vua văn võ song toàn, có công lớn trong sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
Giới thiệu Hoàng Lê nhất thống chí:
- Được viết bằng chữ Hán, theo lối chương hồi.
- Đoạn trích này phần lớn nằm ở hồi thứ 14.
- Đoạn trích kể về chiến thắng vẻ vang của Quang Trung trong trận đại phá quân Thanh.
Thân bài:
Giới thiệu qua về vua Quang Trung:
- Quang Trung là một vị vua yêu nước, thương dân.
- Là người luôn muốn khẳng định chủ quyền của dân tộc và muốn trực tiếp cầm quân đánh đuổi giặc ngoại xâm.
- Đích thân hạ lệnh xuất quân ra Bắc.
- Thân chinh lãnh đạo quân đội thu phục Bắc Hà.
- Quang Trung có tài thao lược và dụng binh: Đẩy mạnh công tác tuyển duyệt binh lính.
- Động viên binh lính trước ngày lên đường.
Diễn biến chính:
- Trước thế mạnh của giặc, quân Tây Sơn ở Thăng Long, rút quân về Tam Điệp và cho người vào Phủ Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.
- Nhận được tin ngày 24/11, Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân làm hai đạo thuỷ – bộ.
- Ngày 25 tháng Chạp, làm lễ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, trực tiếp chỉ đạo hai đạo quân tiến ra Bắc.
- Ngày 29 tháng Chạp, quân Tây Sơn ra đến Nghệ An, Quang Trung cho dừng lại một ngày, tuyển thêm hơn 1 vạn tinh binh, mở một cuộc duyệt binh lớn.
- Ngày 30, quân của Quang Trung ra đến Tam Điệp, hội cùng Sở và Lân. Quang Trung đã khẳng định : “Chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người Thanh“. Cũng trong ngày 30, giặc giã chưa yên, binh đao hãy còn mà ông đã nghĩ đến kế sách xây dựng đất nước mười năm sau chiến tranh. Ông còn mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở thành Thăng Long mở tiệc lớn. Ngay đêm đó, nghĩa quân lại tiếp tục lên đường. Khi quân Tây Sơn ra đến sông Thanh Quyết gặp đám do thám của quân Thanh, Quang Trung ra lệnh bắt hết không để sót một tên.
- Rạng sáng ngày 3 Tết, nghĩa quân bí mật bao vây đồn Hạ Hồi và dùng mưu để quân Thanh đầu hàng ngay, hạ đồn dễ dàng.
- Rạng sáng ngày mùng 5 Tết, nghĩa quân tấn công đồn Ngọc Hồi. Quân giặc chống trả quyết liệt, dùng ống phun khói lửa ra nhằm làm ta rối loạn, nhưng gió lại đổi chiều thành ra chúng tự hại mình. Cuối cùng, quân Thanh phải chịu đầu hàng, thái thú Điền châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.
- Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung đã dẫn đầu đoàn quân thắng trận tiến vào Thăng Long. Đám tàn quân của giặc tìm về phía đê Yên Duyên gặp phục binh của ta, trốn theo đường Vịnh Kiều lại bị quân voi ở Đại áng dồn xuống đầm Mực giày xáo, chết hàng vạn tên. Một số chạy lên cầu phao, cầu phao đứt, xác người ngựa chết làm tắc cả khúc sông Nhị Hà. Mùng 4 Tết nghe tin quân Tây Sơn tấn công, Tôn Sỹ Nghị và Lê Chiêu Thống đã vội vã bỏ lên biên giới phía bắc. Khi gặp lại nhau, Nghị có vẻ xấu hổ nhưng vẫn huyênh hoang. Cả hai thu nhặt tàn quân, kéo về đất Bắc.
=> Kết quả: Thắng lợi vẻ vang mở ra thời kì mới cho dân tộc
3. Kết bài: Chiến thắng đị thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn là chiến thắng vẻ vang của dân tộc