Em hãy xác định các chức năng của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

Luyện tập

Câu 1. Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết Ý kiến về các phát biểu sau:

a. Uỷ ban nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra.

b. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các cấp bằng nhau.

c. Uỷ ban nhân dân các cấp đều có tổ chức cơ quan chuyên môn.

Câu 2. Em hãy xác định các chức năng của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

a. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

b. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

c. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

d. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.

đ. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

e. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Bài Làm:

Câu 1. Em đồng tình với các ý kiến a, c, không đồng tình với ý kiến b.

* Giải thích: số lượng đại biểu HĐND ở các cấp sẽ được quy định tùy theo dân số của tỉnh, thành đó.

Câu 2.

 - Các chức năng của HĐND: a, d, e

 - Các chức năng của UBND: b, c, đ

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 16 Chính quyền địa phương

Câu 2. Em hãy theo dõi sơ đồ dưới đây và trình bày cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân.

Giải bài 16 Chính quyền địa phương

Xem lời giải

Câu 3. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

THÔNG TIN.

  Hoạt động của Hội đồng nhân dân được quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019. Kì họp được coi là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân họp thường lệ mỗi năm ít nhất hai kì và họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Hội đồng nhân dân họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân có thể họp kín. Tại kì họp, Hội đồng nhân dân bàn bạc, xem xét các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kì họp, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn và thực hiện chức năng giám sát. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn để tại phiên họp toàn thể bằng hình thức biểu quyết. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

- Hội đồng nhân dân hoạt động như thế nào?

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Xem lời giải

Câu 4. Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN.

  Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp đồng thời cũng có trách nhiệm chấp hành nhiệm vụ do cơ quan cấp trên giao. Trong đó, chấp hành quyết định của Hội đồng nhân dân là trách nhiệm đương nhiên, còn chấp hành nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao chỉ được thực hiện khi có sự phân cấp, uỷ quyền từ cấp trên. Thực hiện chức năng chấp hành nên Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Trường hợp.

  Uỷ ban nhân dân quận A, thành phố H tổ chức phiên họp thành viên Uỷ ban tháng 11 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận chủ trì. Phiên họp tập trung đánh giá tình hình thực hiện thu, chi ngân sách quận, các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 11 tháng và phương hướng, nhiệm vụ cần thực hiện trong năm tới. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận yêu cầu các phòng, ban, đơn vị và Uỷ ban nhân dân các phường triển khai các nhiệm vụ: hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận, quản lí trật tự đô thị; thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội.

- Trình bày và cho ví dụ minh hoạ về chức năng của Uỷ ban nhân dân.

Xem lời giải

Câu 5. Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

THÔNG TIN.

  Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các Uỷ viên. Số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.

  Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện còn tổ chức cơ quan chuyên môn là cơ quan tham mưu của Uỷ ban nhân dân. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng.

(Trích khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019)

- Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân.

Xem lời giải

Câu 6. Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.

Để giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn huyện, Uỷ ban nhân dân huyện K họp thường kì mỗi tháng 1 lần và có thể tổ chức họp chuyên đề khi phát sinh các công việc đột xuất. Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân huyện quyết các vấn đề bằng hình thức biểu quyết lấy ý kiến của tập thể.

- Uỷ ban nhân dân hoạt động như thế nào?

- Hoạt động của Uỷ ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Xem lời giải

Câu 7. Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Trong cuộc họp tổ dân phố, Tổ trưởng Tổ dân phố H thông báo đến mọi người về việc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sắp diễn ra. Anh A lên tiếng hỏi: 

- Bác Tổ trưởng ơi, đi bầu cử có phải là bắt buộc không ạ?

Tổ trưởng dân phố A trả lời:

- Chúng ta nên đi bầu cử cháu à! Vì đây chính là việc thực hiện quyền công dân của mình.

Suy ngẫm một lúc, anh A vui vẻ nói:

- Dạ, cháu cảm ơn bác nhiều! Cháu sẽ tuyên truyền thêm để khu phố mình cùng đi bầu cử, thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân!

Mọi người đều vui vẻ tán thành, kết thúc buổi họp thân tình.

Câu hỏi:

- Bầu cử có phải là trách nhiệm của công dân không? Vì sao?

- Tổ dân phố có vai trò gì trong hoạt động bầu cử?

Xem lời giải

Câu 3. Em hãy thảo luận cùng bạn các tình huống sau và thực hiện yêu cầu.

Tình huống 1.

Uỷ ban nhân dân xã Y, nơi M sinh sống phát động cuộc thi Tìm hiểu Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong khi mọi người hăng hái đăng kí tham gia thì M không đăng kí. Thấy vậy, N nói:

- Anh M cũng tham gia cuộc thi nha, để tôi ghi tên anh vào danh sách đăng kí.

Nhưng M trả lời rằng:

- Chúng tôi là người dân và không làm việc trong chính quyền địa phương không cần tham gia đâu.

Tình huống 2.

Anh K và chị H tổ chức đám cưới đã lâu nhưng vẫn chưa đăng kí kết hôn. Nhiều lần chị H giục anh K đi đăng kí kết hôn thì anh lại bảo:

- Đăng kí kết hôn chỉ là thủ tục, anh với em ở với nhau bao lâu nay rồi còn gì.

Cho đến khi con đầu lòng của anh chị chào đời, cần phải đăng kí khai sinh thì anh K mới thực hiện việc đăng kí kết hôn. Khi đến đăng kí kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, vợ chồng anh K được cán bộ tư pháp - hộ tịch tận tình hướng dẫn các thủ tục và trình tự thực hiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận kết hôn, anh đã đăng kí khai sinh cho con. Anh K nhận ra đăng kí kết hôn là thủ tục cần thiết để xác lập quan hệ giữa vợ và chồng trong hôn nhân.

Câu hỏi:

- Cho biết nhận xét của em về quan điểm của nhân vật trong 2 tình huống trên.

- Hãy chia sẻ cùng bạn những hoạt động tìm hiểu về chính quyền địa phương mà em đã tham gia.

- Cho biết những thủ tục hành chính mà em hoặc người thân đã thực hiện tại chính quyền địa phương.

Xem lời giải

Vận dụng

Câu 1. Em hãy thực hiện 1 bài viết (khoảng 300 chữ) bày tỏ về quyền học tập để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em sinh sống.

Câu 2. Em hãy thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền về thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ và xây dựng chính quyền địa phương.

Gợi ý: Hình thức thiết kế trên infographic, tờ gấp,...

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập