Em hãy trình bày suy nghĩ về câu hát sau:

Bài tập 5. Em hãy trình bày suy nghĩ về câu hát sau:

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người".

(Quê Hương, Giáp Văn Thạch)

 

Bài Làm:

Con người ta không thể có hai quê hương cũng như không thể có hai người mẹ. Mảnh đất quê hương yêu dấu mà nơi ấy cho ta hạt gạo ta ăn, ngụm nước ta uóng, là nơi đã đón nhận những bước chân chập chững đầu đời. Quê hương ấm áp, ngọt ngào như dòng sữa mẹ, nuôi lớn ta từng ngày, từng ngày. Với Đỗ Trung Quân “Quê hương” thân thương là thế. “yêu dấu là thế. Từ “chỉ một” như muốn nhắc nhở chúng ta, quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương (Củng cố)

Bài tập 1. Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống quê hương? Ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương.

Xem lời giải

Bài tập 2. Em hãy kể tên một số truyền thống đáng tự hào của quê hương.

 

Xem lời giải

 Bài tập 3. Em hãy nêu một vài biểu hiện đúng và chưa đúng của việc tự hào

 

Xem lời giải

Bài tập 4. Em cần làm gì để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương?

 

Xem lời giải

Bài tập 6. Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. truyền thống quê hương.

B. truyền thống gia đình.

C. truyền thống dòng họ.

D. truyền thống dân tộc.

Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Tư tưởng“một người làm quan cả họ được nhờ” “phép vua còn thua lệ làng “trọng nam khinh nữ

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Nhân ái

B. Thích phô trương, hình thức.

C. Hiếu học.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 5. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy

A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.

B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương truyền thống quê hương?

C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.

D. Làm xấu hình ảnh quê hương.

Câu 6. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của quê hương.

B. Bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương.

C. Giới thiệu với bạn bè về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

D. Đấu tranh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của quê hương. 

Xem lời giải

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.