Em hãy sử dụng tư duy phản biện để nhận xét, đánh giá những nhận định sau:

HOẠT ĐỘNG 6: Rèn luyện tư duy phản biện

Câu 1. Em hãy sử dụng tư duy phản biện để nhận xét, đánh giá những nhận định sau:

  • Đại học là con đường ngắn nhất để thành công.
  • Những người học giỏi bao giờ cũng là những người bạn tuyệt vời.

Câu 2. Chia sẻ những nhận xét, đánh giá của em và lắng nghe ý kiến đánh giá của các bạn.

Bài Làm:

Câu 1. Sử dụng tư duy phản biện để nhận xét, đánh giá những nhận định:

  • Đại học là con đường ngắn nhất để thành công:
    • Giáo dục đại học có nghĩa là “giáo dục thường được diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, đại học, trường cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại học và gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn luyện nghề và trường kinh doanh có trao văn bằng, học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp.
    • Hiện nay nhiều người quan niệm rằng vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của giới trẻ. Nhận định này chỉ đúng ở một phần nào đó, không đúng hoàn toàn.
    • Đại học là con đường, là mơ ước khát vọng đẹp đẽ mà bất cứ người trẻ nào cũng hướng đến. Đó là chân trời rộng mở, chân trời của tri thức, tự do và sự khám phá, trải nghiệm của bản thân. Vào đại học cũng là cách thức để chúng ta khẳng định bản thân và lập nghiệp. Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kĩ thuật, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Nền kinh tế tri thức làm chủ đạo, bởi vậy nếu con người không ngừng học tập sẽ trở nên thụt lùi, lạc hậu và không bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng có sự phân loại và chuyên môn hóa cao, nếu chúng ta chỉ có kiến thức của cấp bậc phổ thông không thôi sẽ là chưa đủ, mà cần phải có kiến thức chuyên sâu của bậc đại học để tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi để dễ dàng tiếp thu các tri thức mới, tiến bộ của nhân loại, lại cộng thêm với sự truyền đạt của những người thầy hàng đầu sẽ giúp các bạn trẻ tiếp cận tri thức một cách dễ dàng hơn. Và cuối cùng, cuộc đời con người là cả một quá trình học hỏi không ngừng, đúng như Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Sau khi học phổ thông chúng ta tiếp tục học đại học sẽ tạo nên mạch liên tục cho việc tiếp thu tri thức.
    • Vào đại học cũng là con đường ngắn nhất để các bạn có nền tảng vững chắc, được theo đuổi một công việc mình mơ ước, đáp ứng nhu cầu sống của bản thân. Bởi vậy, mỗi chúng ta khi bước chân vào cánh cổng đại học cần phải chuyên cần, tập trung năng lực để tiếp thu tri thức. Không nên ham chơi, mải mê, lãng phí thời gian, tuổi trẻ.
    • Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thấy rõ rằng: Đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất đối với mỗi người. Tùy vào hoàn cảnh, năng lực của mỗi cá nhân mà chúng ta có những cách lập thân và lập nghiệp khác nhau. Nếu điều kiện gia đình bạn không cho phép học đại học, hãy trở thành một người thợ lành nghề, làm việc thật cần cù, chăm chỉ, khi ấy bạn sẽ trở thành người thành công. Trong cuộc sống của chúng ta có không ít người không vào đại học nhưng vẫn trở thành tấm gương thành công để mọi người noi gương học tập. Có thể kể đến như Michael Dell, nhà sáng lập của tập đoàn Dell. Ông bỏ học đại học năm 19 tuổi và với số vốn ít ỏi ông đã mở công ty, phát triển công ty nhỏ bé của mình thành một tập đoàn hùng mạnh như hiện nay. Hay Henry Ford, ông chưa tốt nghiệp trung học, nhưng ông đã sáng lập nên một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Ford.
    • Quả thực vào đại học là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để chúng ta đi đến cái đích của sự thành công. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng vào đại học không phải là con đường duy nhất. Chúng ta sẽ có rất nhiều con đường khác nhau, có thể xa hơn, vòng vèo, vất vả hơn nhưng nếu có ý chí và nghị lực, nhất định ai cũng sẽ vươn đến cái đích của sự thành công. Vào đại học chỉ là một bước đệm còn quan trọng nhất vẫn là ở bản thân, ở ý chí, nghị lực của mỗi con người.
  • Những người học giỏi bao giờ cũng là những người bạn tuyệt vời: Một trong những kiểu bạn bè mà chúng ta nên kết bạn đó là những người bạn học giỏi. Những người bạn học giỏi sẽ động viên và khích lệ chúng ta cố gắng hơn mỗi ngày. Bạn ấy sẽ là tấm gương để bạn học tập và cũng là người giúp đỡ chúng ta trong học tập. Làm bạn với người bạn ấy, chúng ta sẽ không bao giờ ngừng học tập chăm chỉ. 

Câu 2. HS chia sẻ những nhận xét, đánh giá của em và lắng nghe ý kiến đánh giá của các bạn.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải chủ đề 3 Rèn luyện bản thân

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu biểu hiện của người có tư duy phản biện

Câu 1. Thảo luận để xác định biểu hiện của người có tư duy phản biện.

Câu 2. Xác định các yêu cầu khi tư duy phản biện.

Câu 3. Chia sẻ về những biểu hiện của tư duy phản hiện mà em đã có. 

Xem lời giải

HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu về kế hoạch tài chính cá nhân

Câu 1. Thảo luận về các loại kế hoạch tài chính cá nhân.

Câu 2. Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của bạn Trang. 

Câu 3. Chia sẻ cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân. 

Xem lời giải

HOẠT ĐỘNG 5: Thực hành thể hiện trách nhiệm, tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó

Câu 1. Đề xuất cách thể hiện trách nhiệm, tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó trong các tình huống sau:

  • Tình huống 1: Quân được chuyển đến học tại trường mới mà ở đó các bạn đều học giỏi môn Tin học. Một số bạn có thái độ coi thường Quân khi thực hiện nhiệm vụ chung.
  • Tình huống 2: Vân được phân công làm một video clip về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương nhưng bạn chưa thành thạo kĩ thuật dựng clip.
  • Tình huống 3: Phương là đội trưởng đội tuyển điền kinh của trường. Gần đến ngày thi đấu, Phương không may bị chấn thương khi luyện tập.
  • Tình huống 4: Ngọc và Tuấn là đôi bạn học cùng lớp. Ngọc học tốt tiếng Anh. Trong khi đó, Tuấn lại gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh.

Câu 2. Xác định những việc bản thân cần làm để thể hiện trách nhiệm, tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

Xem lời giải

HOẠT ĐỘNG 7: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân

Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân.

Xem lời giải

HOẠT ĐỘNG 8: Rèn luyện trách nhiệm, tự trọng, tự chủ, ý chí vượt khó trong việc thực hiện mục tiêu của bản thân

Câu 1. Thực hiện những việc làm cần thiết để rèn luyện trách nhiệm, tự trọng, tự chủ, ý chí vượt khó.

Câu 2. Chia sẻ kết quả và những khó khăn trong quá trình thực hiện.

Xem lời giải

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập