Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố trong những câu thơ sau

Câu 4: (Trang 67 - SGK Ngữ văn 11) Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố trong những câu thơ sau:

- Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
- Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà
- Khi về hỏi Liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!
- Bấy lâu nghe tiếng má đào.
 Mắt xanh chẳng để ai vào có không? 
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) 

Bài Làm:

  • Ba thu: ý nói đến khoảng thời gian dài, điển cố này muốn diễn tả Kim Trọng đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy mặt mà có cảm giác lâu như ba năm.
  • Chín chữ ở đây là nói về công lao cha mẹ vất vả nhiều bề, gồm: sinh: đẻ; cúc: nâng đỡ; phủ: vuốt ve; súc: cho bú, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn; dục: dạy dỗ; cố: trông nom, đoái hoài; phục: theo dõi tình hình mà uốn nắn; phúc (phú): che chở.
  • Liễu Chương Đài: điển cố gợi chuyện xa xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ con với câu thơ:

Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh
 Nay có còn không  
Hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi.

    • Nguyễn Du mượn điển cố để diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng nghĩ đến cảnh Kim Trọng trở về chốn hẹn xưa thì Kiều đã thuộc về người khác.
  • Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì khi tiếp, mắt xanh lên, không ưa ai thì mắt trắng. Điển cố này ý nói đến cách nhìn nhận của Từ Hải về Thúy Kiều, dù sống trong cảnh lầu xanh nhơ bẩn nhưng nàng chưa từng quý ai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố

Câu 1: (Trang 66 - SGK Ngữ văn 11) Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về mặt cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Trần Tế Xương, Thương vợ)

Xem lời giải

Câu 2: (Trang 66 - SGK Ngữ văn 11) Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm trong các câu thơ sau:

Người nách thước, kẻ tay đao;
 Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông
(Nguyễn Du)

Xem lời giải

Câu 3: (Trang 66 - SGK Ngữ văn 11) Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố
Giường kia treo cũng hững hờ.
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

Xem lời giải

Câu 5: (Trang 67 - SGK Ngữ văn 11) Thay thế thành ngữ trong các câu sau bằng những từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa

a. ma cũ bắt nạt ma mới, chân ướt chân ráo
b. cưỡi ngựa xem hoa

Xem lời giải

Câu 6: (Trang 67 - SGK Ngữ văn 11) Đặt câu với mỗi thành ngữ: mẹ tròn con vuông,  trứng mà đòi khôn hơn vịt, nấu sử sôi kinh, lòng lang dạ thú, …..

Xem lời giải

Câu 7: (Trang 67 - SGK Ngữ văn 11) Đặt câu với mỗi điển cố sau: gót chân Asin, nợ như chúa chổm, đẽo cày giữa đường. gã Sở Khanh...

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 11 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.