Bài tập 2. Đọc lại văn bản Thu hứng trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 47 – 48) và trả lời các câu hỏi:
1. Hãy nêu cảm xúc của bạn khi đọc bài thơ Thu hứng. Cho biết lí do bạn có cảm xúc như vậy.
2. Xuất phát từ nghĩa của từ“hứng” trong nhan đề bài thơ, hãy tìm và giải thích nghĩa ba từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố này.
3. Theo nguyên văn, nhan đề Thu hứng có thể được dịch theo nhiều cách: “Cảm xúc về mùa thu” (mùa thu là đối tượng của xúc cảm); “Cảm xúc trong mùa thu” (mùa thu là bối cảnh thời gian xuất hiện cảm xúc);... Căn cứ vào bản dịch trong SGK, theo bạn, người dịch đã hiểu nhan để theo cách nào?
4. Xác định và nêu nhận xét về mô hình luật bằng trắc của bài thơ.
5. Chỉ ra hiện tượng đối về ý trong liên thơ thứ 2 và thứ 3, phân tích tác dụng của nó.
Bài Làm:
1.
- Các trạng thái cảm xúc, cảm giác có thể nảy sinh từ hiệu ứng của tác phẩm: Cảm xúc u buồn, xa vắng trước khung cảnh mùa thu hiu hắt, tàn tạ; cảm giác bất an về sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước vũ trụ rộng lớn, thiên nhiên mùa thu rợn ngợp; cảm xúc buồn nhớ quê hương trong hoàn cảnh tha hương, trước cái lạnh lẽo của mùa thu;...
- Lí do: Bài thơ nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên và tâm trạng thi sĩ. Người ta vẫn thường nói, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, có lẽ thế mà khi đọc “Thu hứng”, đứng trước nỗi nhớ quê da diết, thế sự còn ngổn ngang mà dưới con mắt của người viết, cảnh mùa thu vừa hiu hắt vừa ảm đảm.
2.
- “Hứng" có nghĩa là cảm xúc, trạng thái tinh thần khởi dậy mạnh mẽ ở trong lòng.
- Từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố “hứng; ví dụ: cảm hứng, hứng thú,... Tra từ điển để tự giải thích nét nghĩa cơ bản của các từ vừa tìm được.
+ Cảm hứng: sự thay đổi tâm lí và cảm xúc bên trong tạo điều kiện cho sự sáng tạo được bộc phát.
+ Hứng thú: thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó.
+ Hào hứng: sự phấn khởi, hăng hái vì cảm thấy ham thích cái gì đấy.
3. Người dịch đã hiểu nhan đề theo cách tổng hợp: đó vừa là xảm xúc về cảnh mùa thu đồng thời là cảm xúc của chính người viết trước bức tranh thu.
4. Xác định mô hình luật bằng trắc: Bài thơ tuân thủ đặc điểm của thơ Đường luật.
T T B B B T B
B B B T T B B
B B B T B B T
T T B B T T B
B T T B B T B
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
- Căn cứ thanh điệu từng tiếng trong mỗi câu để xác định. Ví dụ, với câu 3: B-B-B-T-B-B-T. Cần ôn lại kiến thức về niêm, luật trong thơ Đường luật, đặc biệt chú ý thanh điệu của các chữ thứ 2 - 4 - 6 trong mỗi câu để nêu nhận xét.
- Bài thơ viết theo luật trắc, các vị trí thanh điệu yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ (vị trí 2 - 4 - 6 trong mỗi câu thơ) không có phá cách.
5. Hiện tượng đối ý: ở câu 3, cảnh được miêu tả từ thấp lên cao trong khi đó ở câu 4, cảnh lại được vận động từ cao xuống thấp.
Tác dụng: tạo nên góc nhìn đa dạng về thiên nhiên. Có thể thấy, thiên nhiên rộng lớn đến nhường nào còn con người lúc đấy lại mang nỗi lo lắng, nhỏ bé.