Bài tập 5. Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 50) và trả lời các câu hỏi:
1. Bài thơ được viết bằng thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ khác mà bạn biết cũng sử dụng thể thơ này và mô tả đặc điểm chung về hình thức của chúng.
2. Nhan đề Mùa xuân chín có thể gây nên sự chờ đợi gì ở độc giả? Theo bạn, sự chờ đợi đó đã được tác giả đáp ứng như thế nào?
3. Sắc màu, âm thanh và sức sống của mùa xuân đã được tác giả thể hiện như thế nào qua các phương tiện ngôn từ?
4. Phân tích hình ảnh hiện lên trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình ở hai dòng cuối bài thơ.
5. Làm rõ giá trị biểu đạt của dấu chấm câu ở cuối khổ 1 và dấu gạch đầu dòng ở khổ 2, khổ 4.
Bài Làm:
1.
- Thể thơ: bảy chữ.
- Kể tên: Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Vườn cũ (Tế Hanh), Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)…
- Đặc điểm:
+ Mỗi dòng thơ có 7 tiếng.
+ Thường được chia thành nhiều khổ, mỗi khổ thường 4 dòng.
+ Vần thường được sử dụng là vần chân. Ngoài ra, còn có vần ôm. Việc vận dụng phối hợp nhiều cách gieo vần không chỉ tạo nên sự kết nối giữa các dòng trong một khổ mà còn giữa các dòng thuộc những khổ thơ khác nhau.
+ Ngắt nhịp không có định nhằm lưu giữ được vẻ sống động, “nguyên chất” của cảm xúc được giãi bày.
2. Nhan đề là sự ghép của một bên là từ chỉ thời gian còn bên kia là từ chỉ trạng thái sự vật. Nhan đề gợi sự tò mò cho người đọc. Cụm từ “mùa xuân chín” một mặt gợi liên tưởng về sự viên mãn của mùa xuân, mặt khác gây ám ảnh không dứt về “độ phai tàn sắp sửa” Xuyên suốt bài thơ, hai thái cực này của “mùa xuân chín” được tác giả đồng thời tô đậm. Đây là một tổ hợp từ ngữ khá đặc biệt, ở đó có sự ghép nối giữa một từ chỉ thời gian (mùa xuân) với một từ chỉ trạng thái mang tính vật chất của sự vật (chín).
Sự chờ đợi đó được tác giả đáp ứng: Xuyến suốt bài thơ, tác giả mở ra cho chúng ta cảnh sắc thiên nhiên vào ngày xanh cùng với đó là hình ảnh cô gái lấy chồng bỏ cuộc chơi và sự đối lập giữa một bên là các cô thôn nữ hát trên đồi – cô gái năm nay vẫn còn đang gánh thóc.
3. Bài thơ vẽ ra một bức tranh xuân tươi tắn sắc màu, rộn rã âm thanh. Tác giả đã sử dụng một cách rất tinh tế những từ ngữ chỉ màu sắc (lấm tấm vàng, tà áo biếc, sóng cỏ xanh tươi) và từ ngữ chỉ âm thanh (sột soạt, tiếng ca vắt vẻo, hồn hển, thẩm thì). Các từ ngữ ấy đã kết hợp một cách khéo léo với hàng loạt động từ được gieo vào những vị trí rất “đắc địa” (ửng, tan, trêu, gợn, gặp, sực nhớ), nhằm gây ấn tượng về sự xuất hiện tiếp nối, liên hoàn của các hình ảnh nhờ một tác động thần diệu nào đó.
4. Người phụ nữ gánh thóc “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” xuất hiện ở cuối bài thơ là hình ảnh nằm dưới đáy sâu kí ức thể hiện tất cả nỗi ưu tư và niềm thương cảm của nhân vật trữ tình về làng quê. Hình ảnh hiện lên trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình ở hai dòng cuối bài thơ gợi lên nhiều nỗi niềm. Người phụ nữ gánh thóc sau không gian đẹp đẽ, thơ mộng ấy lại bắt tay vào công việc của mình. Độ chín của mùa xuân mở ra trước mắt mỗi người một cơ hội để ta nhìn thấy rõ hơn bản chất của đời người, của sự sống, giúp ta thấy quý trọng hơn những giây phút được sống trong thì hiện tại. Cuộc sống vẫn cứ tiếp tục, nhìn vào đấy, ta càng trân quý từng giây phút tồn tại của mình hơn. Vừa có sự vui vẻ song cũng ẩn chứa nhiều nỗi lo toan.
5. Giá trị biểu đạt:
- Dấu chấm câu ở giữa câu 4 và cuối khổ 1 như làm sức nặng của các hình ảnh, câu “Trên giàn thiên lí” cũng gợi những cách diễn giải khác nhau. Đó là sự bừng tỉnh về cảnh sắc thiên nhiên, báo hiệu rằng mùa xuân đã đến.
=> Dấu chấm câu xuất hiện ở giữa câu 4 của khổ 1 khá đặc biệt. Từ ấn tượng thị giác về dấu câu được đặt ở vị trí này, độc giả buộc phải điều chỉnh cách đọc thơ theo lối tuyến tính để cảm nhận được sức nặng của từng cụm từ, hình ảnh.
- Dấu gạch đầu dòng ở khổ 2 và khổ 4 cho thấy mạch thơ có sự chuyển đổi đột ngột. Đó là sự đan cài giữa thiên nhiên và con người.