Đọc bốn câu đầu bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến dưới đây, so sánh với bốn câu đầu của bài Thu hứng và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 3. Đọc bốn câu đầu bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến dưới đây, so sánh với bốn câu đầu của bài Thu hứng và trả lời các câu hỏi:

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, Hà Nội, 1979, tr. 121)

1. Hãy nêu cảm nhận chung nhất của bạn về bức tranh mùa thu trong bốn câu thơ đầu của hai bài thơ.

2. Thống kê các động từ và tính từ trong bốn câu đầu của mỗi bài thơ và nếu nhận xét.

3. Hệ thống hình ảnh được hai tác giả sử dụng để miêu tả mùa thu trong hai bài thơ có gì khác biệt?

4. Chỉ ra nét khác biệt trong cảm xúc về mùa thu của hai nhà thơ (thể hiện qua bốn câu thơ đầu ở mỗi bài).

5. Hãy sưu tầm, liệt kê tối thiểu năm bài thơ viết về mùa thu trong thơ ca cổ kim mà bạn biết, sau đó điền các thông tin tương ứng vào vở theo bảng gợi ý sau:

sưu tầm kiệt kê 5 bài thơ

Bài Làm:

1. 

- Bài Thu hứng: Bức tranh mùa thu tuy rộng lớn mà quạnh hiu, buồn vắng, gợi sự ảm đạm, chán chường: Khung cảnh mùa thu rộng lớn nhưng u buồn, tàn tạ. Sương trắng làm tàn úa rừng phong, khí thu tiêu điều lạnh lẽo bao trùm núi non. 

- Bài Thu vịnh: Mùa thu hiện lên yên bình, êm ả. Khung cảnh mùa thu cao rộng, trong sáng, thanh thoát. Trời xanh, nước biếc, trăng soi;... thể hiện cảnh yên bình của làng quê. Vẫn là không gian rộng lớn nhưng ở đây có sự trong sáng, tươi mới so với bài Thu hứng.

2. 

Tác phẩm  Thu hứng  Thu vịnh
Động từ điêu thương (làm đau thương), kiêm (trùm lên), dũng (nước tung vọt), tiếp (sà xuống), âm (làm tối tăm) trông, phủ, vào
Tính từ  ngọc (màu trắng), tiêu sâm (tiêu điều) xanh ngắt, cao, lơ phơ, hắt hiu, biếc, thưa
Nhận xét Một vài từ được sử dụng theo phương thức chuyển từ loại (ví dụ: âm vốn là tính từ, với nghĩa là tối tăm, trong câu thơ được dùng như động từ, với nghĩa là làm cho tối tắm...). Bên cạnh đó, động từ được sử dụng với tần suất dày đặc không chỉ miêu tả khung cảnh mà còn nhấn mạnh đến sự tác động của thời gian. Từ ngữ được sử dụng một cách đắc địa, thể hiện dụng ý của tác giả một cách rõ ràng. Các tính từ được sử dụng với mật độ dày đặc, nhiều tính từ chỉ mức độ, cho thấy bốn câu đầu bài thơ thiên về tả cảnh; khung cảnh mùa thu cao xanh, tĩnh lặng, trong sáng,... thể hiện tâm hồn khoáng đạt, thanh thoát của nhà thơ.

3.  

- Bài Thu hứng: Hình ảnh mang tính ước lệ, gợi đặc trưng của mùa thu phương Bắc, thể hiện cảm xúc u buồn: sương trắng, rừng phong, núi non hiu hắt, sóng nước tung vọt, gió mây tối tăm,...

- Bài Thu vịnh: Hình ảnh cụ thể, dân dã, gắn với đặc trưng mùa thu nông thôn Việt Nam, thể hiện cảm xúc bình yên, thanh nhàn:  trời xanh, nước biếc, cần trúc lơ phơ, tầng khói phủ, trăng sáng,... 

4. 

- Cảm xúc về mùa thu trong bốn câu đầu bài Thu hứng thể hiện rõ tâm trạng u buồn, đau thương; hình ảnh con người nhỏ bé, cô đơn trong vũ trụ rộng lớn;...

- Cảm xúc về mùa thu trong bốn câu đầu bài Thu vịnh thể hiện tâm hồn tĩnh lặng, thanh cao của con người giữa thiên nhiên đất trời.

5. 

STT

Tên tác phẩm

Tác giả, thời kì

Quốc gia

Ấn tượng chung về tác phẩm

1

Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)

Đỗ Phủ, thế kỉ VII

Trung Quốc

- Thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu.

- Cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân

2

Thu điếu (Câu cá mùa thu)

Nguyễn Khuyến

Việt Nam

- Bức tranh thu trong sáng, thanh đạm mang hồn dân dã của làng quê nước Việt.

- Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

3

Sang thu

Hữu Thỉnh

Việt Nam

Thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.

4

Đây mùa thu tới

Xuân Diệu

Việt Nam

Cảnh thu, tình thu đẹp nhưng buồn

5

Thơ tình cuối mùa thu

Xuân Quỳnh

Việt Nam

Hình ảnh giản dị, quen thuộc miền quê đồng bằng Bắc Bộ; tâm sự của một người đàn bà khi đang đắm chìm trong tình yêu. Khắc khoải, tinh tế, đầy xúc cảm, hồ nghi nhưng cũng tràn ngập sự tin tưởng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải SBT Ngữ văn 10 kết nối bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (Đọc và Thực hành tiếng Việt)

Đọc và Thực hành tiếng Việt 

Bài tập 1. Đọc lại ba bài thơ hai-cư (haiku) trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 45) và trả lời các câu hỏi:

1. Bạn đã gặp những “thách thức” nào khi đọc, cảm nhận chùm thơ hai-cư của Ba-sô (Basho), Chi-y-ô (Chiyo), Ít-sa (Issa)? Vì sao những điều bạn vừa nêu có thể được gọi là “thách thức"?

2. Nếu ví mỗi bài thơ như một bức tranh không lời, theo bạn, những bức tranh này thuộc loại nào trong số các loại tranh mà bạn đã biết hoặc nghe nói tới?

3. Khi phân tích hay phát biểu cảm nhận về các bài thơ hai-cư nói trên, thường bài viết, bài nói dài gấp nhiều lần độ dài vốn có của bài thơ. Hiện tượng này gợi lên ở bạn suy nghĩ gì?

4. Hãy xác định mối liên hệ giữa ba hình ảnh được gợi lên từ ba dòng thơ trong bài hai-cư của Ba-sô. So với hai hình ảnh đầu tiên, hình ảnh sau cùng có vị trí như thế nào?

5. Phân tích ý nghĩa của phát hiện “Dây gàu vương hoa bên giếng” trong bài thơ của Chi-y-ô đối với chính nhà thơ và người đọc.

6. Làm rõ những mối tương quan đa chiều giữa các đối tượng được nhắc đến trong bài thơ của Ít-sa.

Xem lời giải

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Thu hứng trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 47 – 48) và trả lời các câu hỏi:

1. Hãy nêu cảm xúc của bạn khi đọc bài thơ Thu hứng. Cho biết lí do bạn có cảm xúc như vậy.

2. Xuất phát từ nghĩa của từ“hứng” trong nhan đề bài thơ, hãy tìm và giải thích nghĩa ba từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố này.

3. Theo nguyên văn, nhan đề Thu hứng có thể được dịch theo nhiều cách: “Cảm xúc về mùa thu” (mùa thu là đối tượng của xúc cảm); “Cảm xúc trong mùa thu” (mùa thu là bối cảnh thời gian xuất hiện cảm xúc);... Căn cứ vào bản dịch trong SGK, theo bạn, người dịch đã hiểu nhan để theo cách nào?

4. Xác định và nêu nhận xét về mô hình luật bằng trắc của bài thơ.

5. Chỉ ra hiện tượng đối về ý trong liên thơ thứ 2 và thứ 3, phân tích tác dụng của nó.

Xem lời giải

Bài tập 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật, thường gọi là “luật thi là một biểu hiện cụ thể của phương pháp phân tích một bài thơ Đường luật. Nói chung mọi người đều cho rằng cách phân tích hợp lí nhất là cắt ngang theo bố cục. Đó là điều dễ hiểu và dễ thống nhất vì xưa nay ai cũng chấp nhận rằng một bài luật thi gồm có bốn “liên” (nghĩa là “cặp câu”, tức hai dòng thơ số lẻ và số chẵn đi liền nhau) và trong mỗi liên, giữa câu số lẻ và số chẵn có quan hệ với nhau về nhiều mặt. [...]

Trước hết, cần thấy rằng quả “liên” là đơn vị hết sức cơ bản trong luật thi. Dù phân tích theo phương pháp nào và theo quan niệm bố cục nào thì hầu như trong mọi trường hợp, vẫn phải xuất phát từ việc phân tích đơn vị có tính chất cơ sở đó. Một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó mặc dù xét về phương diện cú pháp, tự nó hầu hết đã hoàn chỉnh.Qua các tài liệu trình bày ở trên, ta thấy trình tự [...] “đề – thực – luận – kết" chỉ là cái khung mà người đời sau choàng lên cho thơ Đường luật. Dĩ nhiên, trình tự đó có cái “lí” của nó: Tác phẩm nào chả có phần mở đầu, phần kết, phần giữa và riêng phần giữa, phần “thân bài” lại có thể phân ra nữa? [..]

Dẫu sao thì các trình tự bố cục nói trên cũng đã được hình thành từ lâu, do đó, đã có tác dụng hướng đạo sự sáng tác của nhiều thế hệ. Bởi vậy, vận dụng nó trong nhiều trường hợp cũng phù hợp, đặc biệt là với những bài luật thi được sáng tác từ thời cận đại trở về sau. Mặc dù vậy, nếu coi đó là một bố cục tất yếu để vận dụng phân tích bất cứ bài luật thi nào thì nhất định sẽ có lúc rơi vào chỗ gượng ép, khiên cưỡng. Những tác phẩm luật thi được đưa ra phân tích thường là những tác phẩm xuất sắc, do đó, đều là những công trình sáng tạo. Mà đã sáng tạo thì nhất thiết không bao giờ chịu gò vào những khuôn khổ quá chặt chẽ. [..] Như vậy là cho đến nay có ba quan niệm khác nhau về mô hình luật thi: 2/2/2/2; 4/4; 2/4/2. Cả ba mô hình, theo chúng tôi nhận xét, đều có căn cứ trong thực tiễn, đều có cơ sở lí thuyết khá rõ ràng. [..] Dùng mô hình nào là do thực tiễn của bài thơ quy định. Song như đã nói trên, sáng tạo nghệ thuật không phải bao giờ cũng chịu gò bó theo những thể thức nhất định. Bởi vậy trong thực tế nhiều khi có những bài không thể vận dụng được bất cứ một trong ba mô hình nói trên.

(Theo Nguyễn Khắc Phi, Về trình tự phân tích một bài thơ bát cú Đường luật, in trong Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng, 1997, tr. 53 – 65)

1. Theo tác giả đoạn trích, câu thơ hay cặp câu thơ là đơn vị cơ bản của một bài thơ Đường luật?

2. Mô hình kết cấu 2/2/2/2 của một bài thơ bát cú Đường luật (thường được gọi là “đề – thực – luận – kết") là do các nhà thơ đời Đường đặt ra hay do người đời sau khái quát về cấu trúc chung của thể thơ này? 

3. Các mô hình luật thi nói trên có bao quát hết thực tiễn sáng tác của thơ Đường luật hay không? Quan điểm của tác giả bài viết về vấn đề phân định cấu trúc bài thơ theo các mô hình phổ biến nói trên như thế nào?

4. Theo tác giả đoạn trích, vì sao “Một dòng luật thi đứng tách ra sẽ không cho thấy vẻ đẹp đầy đủ của nó”?

5. Các kiểu mô hình cấu trúc (2/2/2/2; 4/4; 2/4/2) có tác dụng như thế nào đối với người sáng tác theo thể Đường luật đời sau? Vì sao?

Xem lời giải

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Mùa xuân chín trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 50) và trả lời các câu hỏi:

1. Bài thơ được viết bằng thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ khác mà bạn biết cũng sử dụng thể thơ này và mô tả đặc điểm chung về hình thức của chúng.

2. Nhan đề Mùa xuân chín có thể gây nên sự chờ đợi gì ở độc giả? Theo bạn, sự chờ đợi đó đã được tác giả đáp ứng như thế nào?

3. Sắc màu, âm thanh và sức sống của mùa xuân đã được tác giả thể hiện như thế nào qua các phương tiện ngôn từ?

4. Phân tích hình ảnh hiện lên trong hồi tưởng của nhân vật trữ tình ở hai dòng cuối bài thơ.

5. Làm rõ giá trị biểu đạt của dấu chấm câu ở cuối khổ 1 và dấu gạch đầu dòng ở khổ 2, khổ 4.

Xem lời giải

Bài tập 6. Đọc lại văn bản Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 53 – 57) và trả lời các câu hỏi:

1. Theo bạn, câu văn nào trong văn bản có thể khái quát được chính xác và đầy đủ ý tưởng chính của tác giả khi đặt bút viết bài bình thơ này?

2. Tóm tắt những ý đã được tác giả triển khai nhằm chứng minh: âm điệu là một trong những phương diện đặc sắc nổi bật của bài thơ Tiếng thu.

3. Bài viết có nhiều phát hiện tinh tế về bài thơ Tiếng thu. Theo bạn, phát hiện nào sáng giá, gây ấn tượng hơn cả? Vì sao?

4. Các đoạn 1, 2, 3 của văn bản đề cập những vấn đề gì? Việc nhận thức sâu sắc về những vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc cảm thụ, phân tích bài thơ Tiếng thu?

5. Đánh giá khái quát về mạch lạc và liên kết trong văn bản.

Xem lời giải

Bài tập 7. Đọc lại văn bản Cánh đồng trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 71) và trả lời các câu hỏi:

1. Ấn tượng đầu tiên của bạn về bài thơ Cánh đồng của Ngân Hoa là gì? Vì sao bạn có ấn tượng đó?

2. So với việc đọc những bài thơ thuộc các thể loại khác, thể loại mà tác giả lựa chọn đã gây khó khăn hay tạo niềm hứng thú cho bạn như thế nào?

3. Xác định mối liên hệ giữa các hình tượng chính trong bài: em, đoa cúc, bình gốm, cánh đồng.

4. Chỉ ra những điệp ngữ được sử dụng trong bài và phân tích giá trị biểu đạt của những điệp ngữ đó.

5. Làm rõ sự thống nhất giữa hình thức thơ tự do và toàn bộ nội dung cảm xúc, liên tưởng, suy tưởng mà nhân vật trữ tình muốn bày tỏ.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập