5. Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, không biết đã bao lần chúng ta bắt gặp những hình ảnh, tin tức phản ánh ý thức yếu kém của một bộ phận người dân Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn không gian chung. Đó là hình ảnh những" bãi hoang tàn" để lại sau mỗi dịp bắn pháo hoa, đón giao thừa, đại nhạc hội,... tại công viên, quảng trường, phố đi bộ. Dọc bờ biển Việt Nam, thậm chí cả những điểm du lịch, không biết bao nhiêu nơi đã biến thành bãi rác. Ai mà không uất nghẹn khi nghe tâm sự của người công nhân vét nạo cống: " Có những hôm lần mò trong cống đạp phải kim tiêm, vật kim loại,... chân tứa máu, đau đến thấu tim. Nhưng vì công việc, tôi cắn răng mà chịu, mong sao bà con mình để rác đúng nơi đúng chỗ, đừng xả hết xuống cống nữa". Phải chăng đối với một số người, rác thải chỉ đáng quan tâm khi chúng ở trong nhà họ, còn một khi đã đến cửa thì vứt ở đâu cũng được. Với rác của mình còn thiếu trách nhiệm thì rác của người khác càng chẳng đáng để tâm.
Cộng đồng mạng đã từng "dậy sóng" với hình ảnh của những người nước ngoài giúp người Việt bảo vệ môi trường. Một người Mĩ đi khắp các con đười phố An Thượng, phường Mĩ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đã nhặt rác. Một doanh nhân người Nhật có "thâm niên" 6 năm kinh nghiệm tình nguyện nhặt rác Hồ Gươm và các khu vực hồ khác tại Hà Nội... Ý thức cộng đồng của những người nước ngoài yêu mến Việt Nam như một tấm gương nhắc nhở để những người Việt xấu xí kia nhận thức được ý thức của mình thấp đến thế nào.
(Theo Hà Hồng Việt)
a. Đặt tiêu đề cho đoạn văn dựa vào luận điểm chính được chứng minh.
b. Nhận xét về trình tự sắp xếp các dẫn chứng trong đoạn văn trên.
Bài Làm:
a. Tiêu đề: Con người tàn phá môi trường và dẫn chứng người nước ngoài bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
b. Trình tự sắp xếp các dẫn chứng: sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian rất hợp lí, phù hợp với đoạn văn.