4. Đọc đoạn từ " Người ta kể chuyện..." đến "... muôn loài" và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Tìm từ đồng nghĩa có thể thay thế cho từ in đậm trong câu:"Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài".
b. Nêu điểm thú vị trong cách trình bày quan niệm của Hoài Thanh trong văn bản.
c. Có ý kiến cho rằng: Văn chương không chỉ là nguồn gốc từ lòng thương người. Văn chương còn có nguồn gốc từ những yếu tố khác. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến này.
Bài Làm:
a. Thay từ "cốt yếu" bằng từ "chính yếu".
b. Hoài Thanh trình bày quan niệm:
- Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú.
- Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng.
- Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Qua tác phẩm văn chương, ta biết một cuộc sống trong mơ ước của con người.
c. Có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người". Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau. Giúp ta có tình cảm, có lòng vị tha: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.Giúp ta biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thiên nhiên: Có thể nói... là quá đáng.