Luyện tập
Bài tập 1: Trang 75 sgk Ngữ Văn 8 tập hai
Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm: "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay " Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: "Gió thanh hay hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho đất nước, từ xưa chưa có bao giờ...". Nguyễn Trãi không phài là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lồng lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa "mối hận nghìn năm" của Nguyễn Trãi!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)
Bài Làm:
- Đoạn văn trên có luận điểm là "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc"
- Vì ý kiến "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc" là lời nhận xét của Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, khi nói về Nguyễn Trãi chứ không phải là tư tưởng, quan điểm của Phạm Văn Đồng khi nhắc về Nguyễn Trãi
- Theo tác giả, Nguyễn Trãi là "anh hùng dân tộc" bởi ông đã hòa mình với dân tộc, hết lòng với sự hưng thịnh, phát triển của đất nước. Ông không chỉ mang tới những vần thơ đẹp mà người ta còn biết tới Nguyễn Trãi với tư cách là một người tham mưu đại tài. Đó cũng là cách Phạm Văn Đồng khẳng định tài năng của Nguyễn Trãi.