A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Vùng nào sau đây của nước ta tập trung nhiều đất phù sa nhất?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Duyên hải miền Trung.
- C. Đông Nam Bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Đất phù sa nào phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
- A. Đất phèn.
- B. Đất xám trên phù sa cổ.
- C. Đất cát ven biển.
- D. Đất mặn.
Câu 3. Đất feralit trên đá badan có đặc điểm nào sau đây?
- A. Chua, nghèo mùn, tầng đất mỏng.
- B. Màu nâu, tầng đất mỏng, nhiều sét.
- C. Tơi, xốp, nghèo mùn, tầng đất mỏng.
- D. Màu đỏ vàng, tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.
Câu 4. Loại cây nào sau đây ít được trồng ở khu vực có đất phù sa?
- A. Cây lâu năm.
- B. Cây hàng năm.
- C. Cây rau đậu.
- D. Cây hoa màu.
Câu 5. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố ở khu vực nào sau đây?
- A. Khắp trên cả nước.
- B. Ở vùng đồi núi.
- C. Cửa sông, ven biển.
- D. Vùng đồng bằng.
Câu 6. Số loài sinh vật đã được xác định ở Việt Nam là hơn:
- A. 35 000 loài.
- B. 40 000 loài.
- C. 45 000 loài.
- D. 50 000 loài.
Câu 7. Biển Đông thuộc đại dương nào?
- A. Đại Tây Dương.
- B. Thái Bình Dương.
- C. Bắc Băng Dương.
- D. Ấn Độ Dương.
Câu 8. Vị trí điểm A11 trên đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là tại:
- A. đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- B. mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên.
- C. Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa.
- D. đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
- a. Nêu hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta.
- b. Cho bảng số liệu sau:
Câu 2 (0,5 điểm). Có đúng hay không khi nhận định: Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ chính sự sống của chúng ta?
Hướng dẫn giải
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
D
B
D
A
C
D
B
D
- B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu 1
- a. Nêu hiện trạng suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta:
- b. Quan sát bảng số liệu và thực hiện nhiệm vụ:
Câu 2
- Nhận định “Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ chính sự sống của chúng ta” hoàn toàn đúng.
Giải thích: Vì bảo tồn đa dạng sinh học sẽ góp phần:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.
- Ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.
- Điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ môi trường, bờ biển.